Đấu thầu qua mạng tìm nhà thầu sửa chữa mặt cầu Thăng Long

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/6/2020 | 2:17:35 PM

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, dự kiến kinh phí cho việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này sẽ hết khoảng 270 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, dự kiến kinh phí cho việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này sẽ hết khoảng 270 tỷ đồng
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, dự kiến kinh phí cho việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này sẽ hết khoảng 270 tỷ đồng

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đơn vị này vừa phát hành hồ sơ mời thầu qua mạng để lựa chọn nhà thầu sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội), dự kiến khởi công vào tháng 7 tới và hoàn thành vào quý 4 năm nay.

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, dự kiến kinh phí cho việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này sẽ hết khoảng 270 tỷ đồng.

Cũng theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc sửa chữa lần này sẽ áp dụng giải pháp công nghệ hiện đại và có chuyên gia nước ngoài giám sát thi công.

Cụ thể, công nghệ sửa chữa mặt cầu Thăng Long sẽ thực hiện cào bóc sạch lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép, sau đó hàn các đinh neo thép vào bản thép mặt cầu. Sau đó, đơn vị thi công sẽ lắp đặt lưới thép, đổ một lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) cường độ cao, cuối cùng sẽ phủ nhựa tạo nhám mặt cầu. Khe co giãn đã hư hỏng cũng sẽ được sửa chữa để khi sửa xong sẽ tăng khả năng chịu lực, đảm bảo mặt cầu có tuổi thọ trên 10 năm.

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, công nghệ này được các đơn vị của Tổng cục nghiên cứu 2 năm nay, trên cơ sở tiếp thu công nghệ của nhiều nước đã áp dụng. Ở Việt Nam, công nghệ này còn khá mới mẻ tuy nhiên đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công.

Mặt cầu Thăng Long từng trải qua nhiều lần sửa chữa. Dù đã được áp dụng nhiều biện pháp tuy nhiên đến nay tình trạng mặt cầu bị hư hỏng vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Thời gian vừa qua việc tìm kiếm các chuyên gia và giải pháp công nghệ sửa chữa mặt đường cũng được Tổng cục Đường bộ Việt Nam liên tục thực hiện. Tháng 8/2018, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 3 phương án xử lý mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) đang bị hư hỏng khá nặng. Cùng với đó, đơn vị cũng đề xuất mời chuyên gia Nga hỗ trợ.

Cầu Thăng Long được khởi công xây dựng năm 1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9/5/1985. Cầu được xem là công trình thế kỉ của tình hữu nghị Việt - Xô. Từ năm 2016 đến nay, Cục Quản lý đường bộ I (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) tổ chức duy tu bảo dưỡng thường xuyên đã sửa chữa cục bộ các vị trí bê tông nhựa bị trượt, xô dồn, ổ gà để đảm bảo an toàn giao thông.

(Theo VTV)

Các tin khác
Công nhân Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam vận chuyển đá thành phẩm về kho hàng.

Lục Yên xác định sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của tỉnh và huy động sự chung sức, đồng lòng của các tổ chức, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển CN-TTCN theo hướng chế biến sâu, gắn với xuất khẩu...

Ảnh minh họa.

Đội tàu du lịch Hà Nội - Lào Cai đã chính thức khai thác trở lại phục vụ hành khách sau gần 3 tháng tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Người dân xã Lâm Thượng sơ chế măng mai.

Nhiệm kỳ qua, huyện Lục Yên đã đạt được những thành quả bước đầu, đang dần hình thành những vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, cùng sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp huyện miền núi còn nhiều khó khăn.

Đồng chí Lự Kim Vy - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lạc (thứ 5, trái sang) trao đổi với bí thư chi bộ các thôn, bản về giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Lục Yên đã chủ động, sáng tạo, đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phát huy vai trò của các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò của nhân dân – những chủ thể quan trọng trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (XDNTM), góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục