Dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát tại Cao Bằng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/6/2020 | 9:52:02 AM

Dịch tả lợn châu Phi đang tái phát tại tỉnh Cao Bằng. Số lợn mắc bệnh, tiêu hủy là 600 con với tổng trọng lượng trên 25 tấn.

Vệ sinh chuồng trại sau khi đem lợn đi tiêu hủy.
Vệ sinh chuồng trại sau khi đem lợn đi tiêu hủy.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, tính đến ngày 24/6, toàn tỉnh có 138 hộ chăn nuôi tại 9/10 huyện, thành phố trong tỉnh tái phát dịch.

Nguyên nhân là do người dân lén lút giết mổ, mang lợn đi tiêu thụ và việc vận chuyển lợn hơi, thịt lợn từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh không được kiểm soát tốt, mang theo mầm bệnh. Một số ổ dịch cũng tái phát do người dân chưa thực hiện triệt để các biện pháp khử trùng tiêu độc.

Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đôn đốc hướng dẫn cơ sở thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, khử trùng tiêu độc cơ sở chăn nuôi; xử lý lợn bệnh, lợn chết, xử lý môi trường theo quy định; chuẩn bị công bố dịch khi đủ điều kiện

Tỉnh thành lập các chốt trạm chống dịch tăng cường kiểm soát việc vận chuyển lợn ra vào địa bàn, giám sát các cơ sở giết mổ, xử lý nghiêm các trường hợp dấu dịch, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, lợn chết; tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân đề cao cảnh giác, nâng cao ý thức phòng chống dịch.

(Theo VTV)

Các tin khác
EVN đã lập đoàn kiểm tra liên ngành trước tình trạng hóa đơn tiền điện của người dân tăng đột biến. (Ảnh minh họa)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã lập đoàn kiểm tra liên ngành, xác minh việc hóa đơn tiền điện tăng vọt trong tháng vừa qua.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres.

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc kêu gọi tái tạo lại thế giới sau đại dịch Covid-19 thông qua chủ nghĩa đa phương.

Lương Thịnh đã và đang hình thành vùng tre măng Bát độ hàng hóa.

Lương Thịnh đã và đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, sự đổi thay không chỉ là những con đường bê tông trải dài đến từng ngõ xóm, những ngôi nhà cao tầng bề thế hay những cánh rừng trải dài xanh ngút tầm mắt mà còn đổi thay cả trong cách nghĩ, cách làm của người dân.

Nông dân xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên chăm sóc quế.

Với trên 103.000 ha đất lâm nghiệp, kinh tế rừng được xác định là thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện Văn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục