Nguyên nhân chủ yếu khiến giá vàng tăng kỷ lục là do nhu cầu đầu tư vào vàng như một tài sản an toàn ngày càng tăng trong giai đoạn hiện nay.
|
Giá vàng đã cán mốc 59 triệu đồng/lượng. (Ảnh minh họa)
|
Giá vàng quốc tế đã tăng mạnh, vượt ngưỡng tâm lý quan trọng 2.000 USD/oz. Trong ngày 05/8/2020, có thời điểm, giá vàng quốc tế đã tăng lên mức kỷ lục 2.039 USD/oz, mức cao nhất trong lịch sử.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu đầu tư vào vàng như một tài sản an toàn ngày càng tăng trong giai đoạn hiện nay.
Chính phủ và Ngân hàng trung ương các nước lần lượt triển khai các gói kích thích kinh tế để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế, đặc biệt là tại Mỹ, lãnh đạo Đảng Dân chủ đã ủng hộ đề xuất của Đảng Cộng hoà về gói cứu trợ trị giá 1.000 tỷ USD. Kỳ vọng về lạm phát tăng trên toàn cầu và việc lợi tức trái phiếu chính phủ 10 năm của Mỹ đã giảm xuống mức âm 1,06%. Ngoài ra, căng thẳng thương mại giữa các nước lớn cũng là nguyên nhân khiến vàng tăng giá.
Trên thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC trong nước tăng theo giá vàng quốc tế, có thời điểm tăng lên mức kỷ lục 59 triệu đồng/lượng trong ngày 05/8/2020, mức giá cao nhất trong lịch sử.
Mức tăng của giá vàng miếng SJC trong nước phù hợp với mức tăng của giá vàng quốc tế, tuy nhiên, khác với trước đây, khi giá vàng tăng thì mọi người thường đổ xô đi mua vàng, hiện nay giao dịch thị trường không có đột biến, tình hình mua, bán vàng miếng trầm lắng, doanh số mua, bán vàng đã giảm khoảng 30% so với cùng thời điểm năm ngoái. Giá vàng nguyên liệu và một số loại vàng miếng thương hiệu khác vàng miếng SJC duy trì ở mức thấp hơn giá vàng quốc tế quy đổi.
Trong thời gian tới, NHNN cho rằng, giá vàng thế giới có thể còn biến động khó lường, chủ yếu phụ thuộc vào diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, cũng như tình hình địa chính trị trên thế giới.
NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng trên thị trường, nếu có diễn biến bất thường, thì ngân hàng sẽ có các giải pháp và đủ nguồn lực để bình ổn thị trường.
(Theo VOV)
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái đề xuất tiếp tục thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Để tăng năng suất, cải thiện chất lượng thịt bò trước khi giết mổ, người chăn nuôi cần áp dụng biện pháp kỹ thuật vỗ béo bò theo hình thức bán chăn thả, các hộ cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:
Theo Sở Công Thương tỉnh Yên Bái, tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2020 đạt khoảng 79,633 triệu USD, bằng 37,92% kế hoạch năm 2020, giảm 17,31% so cùng kỳ năm trước.
Chiều 5/8, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đã chủ trì buổi làm việc về tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư công và giải ngân vốn xây dựng cơ bản; tiến độ triển khai và công tác giải phóng mặt bằng các dự án, công trình trọng điểm và các công trình chào mừng đại hội Đảng các cấp.