Mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm và dịp Tết

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/11/2020 | 2:00:28 PM

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa ban hành Kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020 và trước, trong, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Lực lượng QLTT tập trung kiểm tra, kiểm soát những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm.
Lực lượng QLTT tập trung kiểm tra, kiểm soát những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm.

Kế hoạch này nhằm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm; kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, chú trọng các mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp lễ Tết.

Kế hoạch của Tổng cục Quản lý thị trường chỉ rõ các Cục Quản lý thị trường địa phương phải triển khai hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm phải tuân thủ đúng quy định pháp luật; kết hợp hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; không gây phiền hà, trở ngại đối với hoạt động kinh doanh hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Các đơn vị chủ động nắm vững diễn biến tình hình, tăng cường phối hợp với các lực lượng trên địa bàn, tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng trọng điểm, các địa bàn, tuyến trọng điểm.

Mặt khác, các Cục Quản lý thị trường địa phương chịu trách nhiệm quản lý giám sát, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, đảm bảo phân công số lượng công chức trực theo yêu cầu; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị quản lý thị trường các cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành đơn vị thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.

Liên quan đến việc kiểm tra các mặt hàng trọng điểm, lực lượng quản lý thị trường tập trung lực lượng kiểm tra, kiểm soát những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như: hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giầy dép, lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, đường, hoa quả, rượu bia, thuốc lá, xì gà, nước giải khát, xăng dầu, động vật và sản phẩm chế biến từ động vật... không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân.

Đặc biệt, lực lượng sẽ kết hợp kiểm tra các biểu hiện của hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật; kiểm tra việc thực hiện đo lường hàng hóa, công bố chất lượng hàng hóa, ghi nhãn hàng hoá của các cơ sở sản xuất kinh doanh bán buôn, bán lẻ để phát hiện các thủ đoạn gian lận về giá hoặc lợi dụng đo lường, đóng gói để tăng giá...

Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường còn kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, vật liệu nổ, pháo nổ, pháo hoa, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, đo lường, chất lượng và công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hành vi vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, các website, mạng xã hội, các ứng dụng bán hàng trực tuyến; các hành vi vi phạm các sản phẩm hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu; các sản phẩm hàng hoá thuộc nhóm bình ổn thị trường.

Tổng cục Quản lý thị trường cũng yêu cầu rà soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, tăng cường kiểm soát tuyến trọng điểm gần các cửa khẩu, các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới; các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại; các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng hàng không.

Ngoài ra, Tổng cục Quản lý thị trường còn yêu cầu các đơn vị xây dựng phương án tổ chức lực lượng, phân công rõ trách nhiệm quản lý cho từng địa bàn; bảo đảm liên thông trong khâu phối hợp thực hiện; chủ động tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành nhằm tập trung triệt phá tận gốc các đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cửa khẩu quốc tế đang tồn tại trên địa bàn.

Thời gian triển khai Kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường từ ngày 25/11/2020 đến hết ngày 25/2/2021.
(Theo VTV)

Các tin khác
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ và Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trao tặng cúp cho doanh nghiệp.

Hội đồng Thương hiệu quốc gia đã công nhận 124 doanh nghiệp với tổng số 283 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020.

Cam Vinh nhà bà Hoàng Thị Túy.

Chưa năm nào giá cam lại thê thảm như năm nay. Đang vào mùa cam Vinh nhưng giá bán ngoài chợ chỉ 5 ngàn đồng/kg mà còn lắt lay chả có người mua…

Hầu hết diện tích đất trống, đồi núi trọc của Yên Bái được trồng rừng và chăm sóc, bảo vệ.

Với tổng diện tích tự nhiên trên 688.767 ha, 69% diện tích tự nhiên (479.000 ha) là đất rừng, Yên Bái là tỉnh có lợi thế rất lớn về lâm nghiệp và kinh tế lâm nghiệp. Tuy nhiên, chưa bao giờ tiềm năng, thế mạnh đó lại được quan tâm và khai thác như thời gian qua.

Vùng nguyên liệu chè Văn Chấn đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng cho chế biến.

Có những thời điểm sản xuất, kinh doanh chè trở thành một ngành chế biến quan trọng, có giá trị trên 400 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục