Yên Bái: Thê thảm giá cam

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/11/2020 | 9:09:40 AM

Chưa năm nào giá cam lại thê thảm như năm nay. Đang vào mùa cam Vinh nhưng giá bán ngoài chợ chỉ 5 ngàn đồng/kg mà còn lắt lay chả có người mua…

Cam Vinh nhà bà Hoàng Thị Túy.
Cam Vinh nhà bà Hoàng Thị Túy.

Ông Trần Đức Lâm, nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái bảo tôi: Năm nay giá cam rẻ quá, chỉ 5-6 ngàn đồng/kg, mà chả có người mua…

Tôi quyết định làm một cuộc khảo sát vùng cam Lục Yên xem sao. Theo thống kê, Lục Yên hiện có hơn 500 ha cam, trong đó cam Vinh gần 100 ha, tập trung ở các xã Tân Lĩnh, Mường Lai, Khánh Hòa…riêng xã Mường Lai có trên 200 ha cam, sản lượng hơn 2.000 tấn, trung bình mỗi năm thu về 3- 4 tỷ đồng, nếu giá cao thì không dưới 5 tỷ.

Giống cam Vinh được bà con đưa lên trồng gần 20 năm nay, phần lớn là cam ghép gốc bưởi. Xã Mường Lai có 102 hộ trồng cam, trong đó có 30% trồng từ 1 ha trở lên. Những gia đình trồng nhiều cam là các ông Nông Văn Ba, Nguyễn Văn Tỉnh, Lý Văn Đẹp, Lý Ngọc Sơn, Mai Văn Quý đều trồng từ 400 - 500 gốc.

Nhà trồng nhiều cam Vinh nhất là gia đình ông Nông Văn Ba có 400 gốc, trong đó có 100 gốc 14 tuổi, 300 gốc từ 3-7 tuổi; cam sành 70 gốc. Trung bình mỗi năm vườn cam của gia đình ông cho thu khoảng 200- 250 triệu, khách đến tận vườn mua không mấy khi ông phải chở cam ra chợ bán.

Năm ngoái tôi vào tận vườn nhà ông mua với giá 15.000đ/kg, còn ngoài chợ 18.000đ/kg, nhưng năm nay ế quá, cam đẹp và ngon chỉ bán 10.000đ/kg, còn cam xấu chỉ 2.000- 3.000đ/kg, nhưng cũng chẳng mấy người mua.

Trời đã muộn, nên tôi không vào nhà ông Ba được vì phải vượt qua cánh đồng đường khó đi, chị Nguyễn Hồng Nhung- Phó phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn Lục Yên bảo tôi: Giá ở đâu cũng vậy thôi, nhiều gia đình không chăm sóc được, cam chỉ bán được khoảng 2.000đ/kg…

Nói rồi chị dẫn tôi vào vườn cam nhà bà Hoàng Thị Túy, thôn 8 nằm ngay cạnh đường. Bà Túy đang đi vắng, chúng tôi lội khắp vườn cam. Chị Nhung cho biết: Mọi năm vào thời gian này khách đến đây mua cam chở đi khắp nơi người ra vào tấp nập, còn năm nay cam ế quá đứng mãi chả thấy ai …

Sau một hồi "a lô", đợi đến gần một tiếng bà Túy mới ở đâu phóng xe về, thấy khách hỏi mua cam gương mặt bà mừng ra mặt, bà bảo: Tôi sang nhà con trai đan cho nó cái giỏ, đợi ở nhà từ sáng có ai đến mua đâu…

Nói rồi bà trèo tót lên cây cam trồng ngay ở cổng ra vào, bà bảo: Cây này trồng hơn chục năm rồi, ngọt nhất, còn dưới kia cam trồng 6-7 năm thôi…

Nhà bà có khoảng 200 gốc cam Vinh, mọi năm bán giá 15-20 ngàn đ/kg, năm nay ế quá chỉ bán được 10 ngàn thôi mà chẳng có người mua.

Tôi hỏi: Cam ở chợ người ta chỉ bán 5-6 ngàn, sao vào tận vườn mua bà lại bán những 10 ngàn là sao?

Bà Túy kêu "ối dô" rồi bảo: Người ta mua của nhà tôi 10 ngàn đồng/kg để cho khách nếm thử để bán cam khác với giá 5 ngàn, bác hiểu chứ… Hóa ra là vậy, cam nhà bà dùng làm hàng chiêu dụ khách.

Ông Mai Thanh Tùng, một đại gia cam lớn nhất huyện Lục Yên cho hay, nhà ông có hơn 100 ha cam, trong đó tại huyện Lục Yên có 58 ha, còn ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 54 ha. Trao đổi với tôi ông lắc đầu: Giá cam năm nay rẻ quá, rẻ không thể tưởng tượng nổi. Từ đầu vụ đến giờ cam Vinh chưa bán được bao nhiêu, chủ yếu là cho. Mọi năm vào giờ này, nhiều người mua cam nhà tôi chở vào tận trong Vinh, họ làm giả cam Vinh rồi bán đi khắp nơi. Còn năm nay thì im ắng quá, có lẽ do lũ lụt khiến người dân miền Trung kiệt quệ, nên việc tiêu thụ cũng kém quá chăng?

Cam Vinh của nhà ông Tùng do chăm sóc tốt, cam ngọt, mã đẹp nhưng giá bán cũng chỉ 5-7 ngàn đ/kg tại vườn, ông không bán cứ để cam thật già mới hái chờ giá lên, còn bán lúc này chỉ đủ công hái và vận chuyển nên ông bảo thà để rụng còn hơn. Tuy nhiên, ông hy vọng cuối năm giá cam sẽ tăng. 

(Theo NNVN)

Tags Yên Bái giá cam

Các tin khác
Hầu hết diện tích đất trống, đồi núi trọc của Yên Bái được trồng rừng và chăm sóc, bảo vệ.

Với tổng diện tích tự nhiên trên 688.767 ha, 69% diện tích tự nhiên (479.000 ha) là đất rừng, Yên Bái là tỉnh có lợi thế rất lớn về lâm nghiệp và kinh tế lâm nghiệp. Tuy nhiên, chưa bao giờ tiềm năng, thế mạnh đó lại được quan tâm và khai thác như thời gian qua.

Vùng nguyên liệu chè Văn Chấn đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng cho chế biến.

Có những thời điểm sản xuất, kinh doanh chè trở thành một ngành chế biến quan trọng, có giá trị trên 400 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Văn Yên hướng dẫn nhân dân xã Đại Sơn làm đường ranh cản lửa phòng, chống cháy rừng mùa khô hanh.

Mùa khô hanh 2019 - 2020, Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức 4 hội nghị tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực lâm nghiệp và tập huấn nghiệp vụ PCCCR tại các xã với 250 lượt người tham dự; in ấn và cấp phát 2.000 tờ rơi, áp phích tuyên truyền PCCCR cho các chủ rừng trên địa bàn; ký cam kết BVR và PCCCR tới 3.000 hộ dân sống gần rừng.

Chế biến các sản phẩm từ quế của Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.

Để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp tỉnh tập trung phát triển sản xuất các nhóm sản phẩm chủ lực gắn với phát triển các khu, cụm công nghiệp chế biến để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục