Cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/11/2020 | 9:31:13 AM

Lực lượng quản lý thị trường chú trọng kiểm tra các mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.

Lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa dịp cuối năm.
Lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa dịp cuối năm.

Từ ngày 25/11/2020 - 25/2/2021, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) thực hiện kế hoạch về cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020 và trước, trong, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Mục đích chính của kế hoạch nhằm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Lực lượng QLTT các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, chú trọng các mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, các mặt hàng có nhu cầu cao trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đặc biệt, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hoá và người tiêu dùng để nâng cao ý thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh và văn hoá tiêu dùng.

Kế hoạch sẽ tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ chính gồm tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân.

Tập trung thực hiện các Chỉ thị, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ trướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương về các chuyên đề chống buôn lậu; ATTP; Điều tra các biểu hiện của hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật.

Kiểm tra việc thực hiện đo lường hàng hoá, công bố chất lượng hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá của các cơ sở sản xuất kinh doanh bán buôn, bán lẻ để phát hiện các thủ đoạn gian lận về giá hoặc lợi dụng đo lường, đóng gói để tăng giá; kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.

Lực lượng QLTT các địa phương cũng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, vật liệu nổ, pháo nổ, pháo hoa, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, các website, mạng xã hội, các ứng dụng bán hàng trực tuyến...

Tăng cường công tác quản lý địa bàn, rà soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, tăng cường kiểm soát  tuyến trọng điểm gần các cửa khẩu, các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hoá gần biên giới; các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại; các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, cảng hàng không.

Tổng cục QLTT yêu cầu Cục QLTT các địa phương tăng cường quản lý giám sát, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả giải quyết công việc; nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai hoạt động công vụ của công chức do cấp mình quản lý để kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh công chức hoàn thành nhiệm vụ được phân công, đảm bảo chất lượng và thời gian quy định. Kiên quyết xử lý nghiêm tập thể, cá nhân công chức tha hóa, bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật.

(Theo VOV)

Các tin khác
Việc giải ngân của Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện đến hết ngày 31/1/2021.

Ngân hàng Chính sách Xã hội cho biết đã có 75 doanh nghiệp được vay vốn gói tín dụng 16.000 tỷ đồng để trả lương cho gần 4.000 lao động bị ngừng việc do COVID-19.

Theo quy định mới, các công ty hoạt động kinh doanh vận tải có điều kiện phải đóng thuế GTGT 10% trên tổng doanh thu chứ không phải 10% trên phần doanh thu được chia sẻ.

Tổng cục Thuế khẳng định cá nhân hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số như YouTube, Google... đều phải kê khai và đóng thuế.

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 100/2020/TT-BTC bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành trong các lĩnh vực: hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; phí, lệ phí...

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021.

Nghị quyết nêu rõ tổng số thu ngân sách trung ương là 739.401 tỷ đồng; tổng số thu ngân sách địa phương là 603.929 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách trung ương là 1.058.271 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục