Hiệu quả các chính sách giảm nghèo bền vững ở Yên Bình

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/2/2021 | 8:16:35 AM

YênBái - Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV), huyện Yên Bình đã triển khai nhiều chính sách, chương trình dự án như: Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM)…

Nhiều hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Yên Bình được hỗ trợ dê giống để phát triển kinh tế.
Nhiều hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Yên Bình được hỗ trợ dê giống để phát triển kinh tế.

Yên Bình có 24 xã, thị trấn với 177 thôn, tổ dân phố, trong đó 9 xã vùng III và 30 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) với 5 dân tộc chính sinh sống gồm: Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng. 

Để thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đầu tư hỗ trợ của Nhà nước đối với các xã, thôn vùng ĐBKK, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền các địa phương, triển khai các chương trình hỗ trợ vùng ĐBKK như: vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo; đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT); đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn… 

Từ việc ứng dụng các tiến bộ KHKT với công nghệ mới vào trồng trọt, chăn nuôi đã làm thay đổi tập quán sản xuất, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. 

Từ năm 2016 đến nay, tổng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV trên địa bàn huyện đạt trên 294 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển trên 183 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 65 tỷ đồng, ngân sách địa phương trên 26 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ gần 10 tỷ đồng và nguồn huy động khác trên 22 tỷ đồng. 

Từ nguồn vốn trên, Chương trình 135 đã đầu tư xây dựng 69 công trình xây dựng mới và duy tu bảo dưỡng 41 công trình như: đường từ thôn 7 đến thôn 9 xã Xuân Long; đường thôn 4, xã Phúc Ninh; đường thôn Trại Phung, xã Tân Nguyên; cầu thôn Cây Mơ, xã Xuân Lai; Trường Mầm non thôn Khe Tam, xã Phúc An… 

Để hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, hàng năm, huyện đã tập trung hỗ trợ nhiều giống cây trồng, vật nuôi, nông cụ hỗ trợ phát triển sản xuất… Trong đó, năm 2016, đầu tư hỗ trợ 32 dự án, kinh phí trên 3,6 tỷ đồng cho 804 hộ; năm 2017, hỗ trợ trên 3,5 tỷ đồng cho 573 hộ; năm 2018 gần 3,4 tỷ đồng cho 530 hộ; năm 2019 gần 3,8 tỷ đồng, hỗ trợ 550 hộ và năm 2020, thực hiện 47 dự án với kinh phí gần 4,9 tỷ đồng cho 630 hộ và 9 nhóm hộ được hưởng lợi… 

Bà Hồ Thị Thu - Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: Hàng năm, Phòng đã chủ động tham mưu với huyện về công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các xã ĐBKK để triển khai thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội. 

Những công trình kết cấu hạ tầng nông thôn đều được công khai và xin ý kiến đóng góp của nhân dân theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. 

Các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất đều giao cho nhóm hộ quản lý, bảo đảm đúng chính sách và đối tượng được thụ hưởng. Ngoài ra, huyện còn đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ xã, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần để hộ nghèo nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Cùng với đó, hàng năm, huyện còn chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, phối hợp với chính quyền các địa phương điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo và nhu cầu của người dân về các chính sách cần được đầu tư.

Các chính sách an sinh xã hội được bảo đảm như: hỗ trợ tiền điện, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng là người dân sống ở vùng ĐBKK; tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện… 

Với những nỗ lực đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm đáng kể từ 27,94% năm 2016 xuống còn 3,24% năm 2020, trung bình mỗi năm giảm được 4,94% hộ nghèo. Nhiều xã giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh như: Xuân Long, Ngọc Chấn, Phúc Ninh, Tích Cốc… 

Hiện nay, cũng như các địa phương khác, Yên Bình đang tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, đặc biệt quan tâm đến các xã, thôn ĐBKK trong đó ưu tiên đầu tư bê tông hóa giao thông nông thôn, xây dựng chợ và các dịch vụ kinh doanh tổng hợp, tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế.

Thái Hưng

Tags Yên Bình Xuân Long Ngọc Chấn Phúc Ninh Tích Cốc giảm nghèo bền vững

Các tin khác

Xác định rõ tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nên công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện Chương trình này giai đoạn 2016-2020 đã được huyện Mù Cang Chải rất quan tâm, chú trọng.

Ảnh minh họa.

Trong khi vùng cao Trạm Tấu đang xuống giống vụ xuân thì ngay sau tết, nông dân thị xã Nghĩa Lộ đã tập trung chăm sóc lúa.

Người dân thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành thu hoạch măng tre Bát độ.

Mùa xuân mới đang đến, sắc xanh bạt ngàn vùng tre Bát độ đã phủ kín những cánh rừng ở các xã vùng cao huyện Trấn Yên. Những vụ măng thắng lợi đã và đang mang đến những sắc màu ấm no, tươi vui cho ngày xuân trong các bản làng.

Thành phố Hạ Long là thành phố đầu tiên của Việt Nam nhận Giải thưởng Thành phố bền vững về môi trường của các nước ASEAN.

Lĩnh vực thành phố bền vững về môi trường trở thành lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong hợp tác về môi trường của các quốc gia Đông Nam Á hướng tới sự phát triển bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục