Phụ nữ Quy Mông giúp nhau phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/3/2021 | 7:00:19 AM

YênBái - Đến nay, toàn xã Quy Mông có 132 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Lãnh đạo Hội Phụ nữ xã Quy Mông tham quan mô hình nuôi tằm giống của hội viên.
Lãnh đạo Hội Phụ nữ xã Quy Mông tham quan mô hình nuôi tằm giống của hội viên.

Với lực lượng lao động nữ chiếm 85% trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phụ nữ xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đã tích cực tham gia phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao năng suất lao động... Đến nay, toàn xã có 132 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Một trong những mô hình kinh tế tiêu biểu của Hội Phụ nữ xã là hộ chị Bùi Thị Huyên ở thôn Thịnh Hưng với 3 trại nuôi gà, quy mô 5.000 con đang đến kỳ xuất bán; 1 trại lợn có hệ thống chuồng trại kiên cố, sạch sẽ với trên 100 con lợn thịt và lợn nái; vườn bưởi Diễn 100 gốc 3 năm tuổi hứa hẹn mùa ra trái.

Chị Huyên phấn khởi chia sẻ: "Gia đình bắt đầu chăn nuôi từ năm 2016. Thời gian đầu còn gặp một số khó khăn nhưng nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ về kỹ thuật và được đi tham quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình của chị em trong xã đã giúp gia đình tôi phát triển chăn nuôi tốt hơn, mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng”. 

Chị Huyên không chỉ được hỗ trợ về kỹ thuật mà còn được vận động tham gia vào tổ hợp tác chăn nuôi gà của Hội Phụ nữ xã từ năm 2019, rồi tham gia vào Hợp tác xã Dịch vụ và Chăn nuôi xã Quy Mông. Từ đó, sản phẩm gà thịt của gia đình chị có đầu ra ổn định, giữ được giá trị. Không chỉ riêng chị Huyên, nhiều hộ chăn nuôi gà là hội viên phụ nữ xã cũng được tham gia vào tổ hợp tác; 10 hộ hội viên được tham gia HTX Dịch vụ và Chăn nuôi xã Quy Mông với nhiều hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, đầu ra cho sản phẩm. 

Chị Hà Thị Mai - Phó Chủ tịch Hội LHPN xã, Giám đốc HTX cho biết: "Chúng tôi chăn nuôi gà ta lai Hải Đồi theo tiêu chuẩn VietGAP, có quy mô xuất bán 60.000 con/ năm, có đầu ra ổn định nên người chăn nuôi rất yên tâm. Thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi, phong phú cơ cấu giống, kết nạp thêm thành viên…”.  

Phụ nữ Quy Mông không chỉ làm kinh tế giỏi mà với tinh thần tiết kiệm làm theo lời Bác, trong 5 năm qua, các hội viên còn tích cực tham gia các nhóm tiết kiệm xoay vòng vốn, từ quỹ tiết kiệm SCJ ở 8 nhóm với 87 thành viên tham gia đã có số tiền trên 180 triệu đồng. Tích cực xây dựng quỹ tiết kiệm 5.000 đồng/ hội viên/ tháng, có 10 nhóm được thành lập với 980 hội viên tham gia, gây dựng được số tiền trên 170 triệu đồng; xây dựng quỹ tiết kiệm và cho vay thôn bản của tổ chức CARE từ cuối năm 2020; tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện có 4 tổ với 202 thành viên, số tiền trên 500 triệu đồng. Tất cả những quỹ tiết kiệm trên đã được tổ chức, hoạt động công khai, minh bạch và giúp các hội viên có nguồn vốn phát triển kinh tế. 

Thêm vào đó, thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Phụ nữ với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã làm hồ sơ, giới thiệu 192 hộ hội viên vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo được trên 9 tỷ đồng. Thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2015 - 2020". 

Hội đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Yên Bái, Trung tâm Dạy nghề huyện Trấn Yên mở 6 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 180 hội viên phụ nữ nông thôn, cấp chứng chỉ nghề cho 180 hội viên. Thành lập HTX Sản xuất miến đao Việt Hải Đăng và HTX Chăn nuôi và dịch vụ Quy Mông. Thành lập 7 tổ hợp tác chăn nuôi gia cầm và trồng cây ăn quả tại các thôn Thịnh Hưng, Hợp Thành, Tân Cường, Tân Thịnh.

Chị Hoàng Thị Ngọc - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết: "Đến nay, toàn xã có 132 mô hình phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ, trong đó có 26 mô hình từ 100 - 300 triệu đồng/năm. Để phát huy truyền thống tương thân, tương ái giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, Hội Phụ nữ xã xác định tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, triển khai hoạt động giúp phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; lồng ghép việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phấn đấu 100% hộ phụ nữ nghèo nhận được các hình thức giúp đỡ của tổ chức Hội từ đó góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững tại địa phương”.
Hoài Văn

Tags Phụ nữ Quy Mông Trấn Yên huyện nông thôn mới đào tạo nghề lao động nông thôn

Các tin khác
Nhà máy Sắn Văn Yên là đơn vị chế biến thu mua cơ bản lượng sắn nguyên liệu của tỉnh. (Ảnh: H.N)

Cách đây gần 10 năm, cây sắn từng đứng trong hàng các loại cây trồng cho thu nhập cao của tỉnh. Tuy nhiên, do sự quan tâm đầu tư còn khiêm tốn khiến nhiều năm trở lại đây, diện tích, năng suất sắn trên địa bàn tỉnh ngày một giảm và nhiều nơi nông dân không còn mặn mà.

Chế biến sản phẩm dứa đóng hộp xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm An Giang (tỉnh An Giang).

Đề án đề ra mục tiêu đến năm 2030, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8-10 tỷ USD, trong đó tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến đạt 30% trở lên.

Rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC ở xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.

Là 1 trong 4 tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước, những năm qua, Yên Bái đã phát huy tiềm năng, thế mạnh nghề rừng, phấn đấu trở thành trung tâm chế biến lâm sản công nghệ cao của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Lãnh đạo xã Việt Cường nắm bắt tình hình sản xuất tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đạt Phương.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, Đảng ủy xã Việt Cường đã ra Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế rừng. Hiện, toàn xã có 2 doanh nghiệp, 1 công ty, 16 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng và hàng chục xưởng mộc dân dụng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục