Nghĩa Lộ: Phấn đấu giải ngân trên 31,6 tỷ đồng tín dụng hỗ trợ hộ mới thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/3/2021 | 3:08:22 PM

YênBái - Năm 2021, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ thực hiện giải ngân 31,620 tỷ đồng với tổng số 527 hộ mới thoát nghèo được vay vốn. Theo đó, mức cho vay tối đa của chương trình là 100 triệu đồng/hộ, lãi suất 8,25%/năm.

Từ nguồn vốn vay, nhiều gia đình mới thoát nghèo có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, hướng tới thoát nghèo bền vững.
Từ nguồn vốn vay, nhiều gia đình mới thoát nghèo có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, hướng tới thoát nghèo bền vững.

Thực hiện Quyết định số 02/2021/QĐ-TTg ngày 21/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản số1845/NHCS-TDNN ngày 22/2/2021 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Việt Nam, từ ngày 30/3/2021, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã Nghĩa Lộ sẽ tiếp tục thực hiện giải ngân chương trình tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, thay vì giải ngân đến hết ngày 31/12/2020 như quy định tại Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg. 

Dự kiến năm 2021, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã Nghĩa Lộ thực hiện giải ngân 31,620 tỷ đồng với tổng số 727 hộ mới thoát nghèo được vay vốn. Theo đó, mức cho vay tối đa của chương trình là 100 triệu đồng/hộ, lãi suất 8,25%/năm. 

Thời hạn cho vay do Ngân hàng CSXH thị xã và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 5 năm. 

Để chương trình tín dụng cho vay hộ mới thoát nghèo được triển khai hiệu quả, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác tuyên truyền phổ biến về việc tiếp tục được thực hiện cho vay đối với hộ mới thoát nghèo thông qua các buổi họp giao ban tại điểm giao dịch xã, buổi họp ủy thác theo định kỳ. 

Đồng thời Phòng Giao dịch cử cán bộ tín dụng tham mưu cho chủ tịch UBND cấp xã, phường chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn bản, ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn rà soát, khảo sát nhu cầu vay vốn đến từng hộ thoát nghèo trên địa bàn thị xã với phương châm không để hộ mới thoát nghèo có nhu cầu vay vốn mà không được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.

Hùng Cường

Tags chính sách xã hội ngân hàng vốn tín dụng ủy thác

Các tin khác
Lãnh đạo Hội Phụ nữ xã Quy Mông tham quan mô hình nuôi tằm giống của hội viên.

Đến nay, toàn xã Quy Mông có 132 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nhà máy Sắn Văn Yên là đơn vị chế biến thu mua cơ bản lượng sắn nguyên liệu của tỉnh. (Ảnh: H.N)

Cách đây gần 10 năm, cây sắn từng đứng trong hàng các loại cây trồng cho thu nhập cao của tỉnh. Tuy nhiên, do sự quan tâm đầu tư còn khiêm tốn khiến nhiều năm trở lại đây, diện tích, năng suất sắn trên địa bàn tỉnh ngày một giảm và nhiều nơi nông dân không còn mặn mà.

Chế biến sản phẩm dứa đóng hộp xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm An Giang (tỉnh An Giang).

Đề án đề ra mục tiêu đến năm 2030, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8-10 tỷ USD, trong đó tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến đạt 30% trở lên.

Rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC ở xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.

Là 1 trong 4 tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước, những năm qua, Yên Bái đã phát huy tiềm năng, thế mạnh nghề rừng, phấn đấu trở thành trung tâm chế biến lâm sản công nghệ cao của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục