Mỗi lần "sốt" đất đi qua để lại hệ lụy rất lớn, giá nhà sắp tăng?

  • Cập nhật: Thứ bảy, 10/4/2021 | 10:05:02 AM

Theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai, mỗi lần "sốt" đất sẽ để lại những hệ lụy rất lớn cho việc điều hành kinh tế xã hội. Kể cả khi giá đất giảm thì cũng sẽ ở một mặt bằng giá mới.

Ông Trần Ngọc Minh - Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản - Sở Xây dựng Hà Nội.
Ông Trần Ngọc Minh - Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản - Sở Xây dựng Hà Nội.

Tại tọa đàm "Giải mã cơn sốt đất" vừa diễn ra, ông Lê Văn Bình - Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) cho biết: Dưới góc độ là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ông nhận thấy cứ qua mỗi lần "sốt" đất sẽ để lại những hệ lụy rất lớn cho việc điều hành kinh tế xã hội.

"Kể cả khi giá đất giảm thì cũng neo lại ở một mặt bằng giá mới. Do đó khi thu hồi mặt bằng quy hoạch để phát triển kinh tế xã hội, nhà nước phải bỏ ra lượng ngân sách lớn hơn vì người dân đòi hỏi phí bồi thường cao hơn", ông Bình nói.

Đồng thời các nhà đầu tư cũng phải bỏ ra lượng tiền lớn hơn để đầu tư vì giá cho thuê đất tăng. Những điều đó làm cản trở sự phát triển kinh tế xã hội.

"Tôi không phủ nhận việc giá đất không cần tăng, tuy nhiên việc tăng cần tăng trong khuôn khổ phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội", ông Bình nêu quan điểm.

Thứ hai, theo ông Bình, đó là hệ lụy về mặt chính sách. Sau mỗi đợt "sốt" đất, cơ quan quản lý phải vào cuộc để tìm ra giải pháp, yêu cầu các địa phương có biện pháp để ổn định tình hình.

Trong đó quy định những loại đất nào được đưa ra giao dịch, nếu có sự thay đổi mục đích sử dụng đất phải nộp chi phí cho ngân sách bởi người dân nhiều khi theo tâm lý đám đông, chưa có sự am hiểu về luật pháp.

Ông Trần Ngọc Minh - Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản - Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết, hệ lụy đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi "sốt" đất chính là những nhà đầu tư lao vào "cơn sốt" này và người cuối cùng chịu hậu quả.

"Người Việt Nam mình có tâm lý đám đông nhưng đến một lúc nào đó, hiện tượng bong bóng bất động sản vỡ thì có thể giá đất sẽ tụt xuống hoặc bán không ai mua", ông Minh nói.

Cũng theo vị này, khi giá đất lên cao cũng ảnh hưởng tới việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Khi thực hiện giải phóng mặt bằng thì người dân lấy giá giao dịch để đòi hỏi. Chính vì thế việc thực hiện dự án sẽ bị ảnh hưởng.

Thứ hai các nhà đầu tư vào đầu tư dự án cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, các trung tâm thẩm định giá sẽ cao lên, sẽ đẩy giá nhà kinh doanh cao lên. Từ đó, hệ lụy tới việc đảm bảo an sinh xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới những người có nhu cầu sử dụng nhà đất.

"Ở Hà Nội hiện nay, chúng tôi ưu tiên phát triển dự án nhà ở xã hội. Để giải quyết tổng thể chúng ta cần minh bạch thông tin, có sự định hướng, chỉ đạo của chính quyền và định hướng dư luận từ báo chí", ông Minh nói.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Uỷ ban Kinh tế không đồng tình với việc nhà nước hỗ trợ hoặc mua lại các trạm BOT nhiều khó khăn, vướng mắc

Theo Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, việc mua lại các trạm BOT là không hợp lý, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ thiếu minh bạch, dẫn đến hiệu ứng lan rộng.

6 tỉ phú Việt Nam trong danh sách mới được Forbes cập nhật

Trong top 10 tỉ phú thế giới vừa được Forbes công bố, có tới 7 tỉ phú “đậm đặc” công nghệ. Trong khi đó, top 6 tỉ phú đôla của Việt Nam, hàm lượng công nghệ trong doanh nghiệp của họ vẫn là vấn đề thú vị gây nhiều tò mò.

Ảnh minh họa

Giá vàng sáng nay (9/4) trên thị trường quốc tế tăng vọt lên đỉnh 3 tuần do đồng USD giảm mạnh và sức cầu mua vàng tăng lên.

Kiểm lâm huyện Trạm Tấu cùng các lực lượng của xã Bản Công tham gia làm đường băng cản lửa PCCCR tại khu rừng trồng phòng hộ thôn Bản Công.

Để quản lý, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng trồng sản xuất trên địa bàn, ngay từ đầu niên vụ khô hanh năm 2020 - 2021, UBND xã Bản Công, huyện Trạm Tấu phối hợp với Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện, Hạt Kiểm lâm huyện giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho từng nhóm hộ tại 5 thôn để người dân chủ động trong công tác QLBVR và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục