Việt Nam sẽ có thêm 8 bến cảng mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/4/2021 | 7:52:47 AM

Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam. Theo đó, Việt Nam có thêm 8 bến cảng mới.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Cục Hàng hải Việt Nam)
Ảnh minh họa. (Ảnh: Cục Hàng hải Việt Nam)

Theo danh mục bến cảng vừa được công bố, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có số bến cảng được tăng nhiều nhất, gồm: Bến cảng Hyosung Vina Chemicals, Bến cảng Quốc phòng Quân khu 7, Bến cảng chuyên dùng Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam, Bến cảng Hải đoàn 129.

Ngoài ra, cảng biển Hải Phòng có thêm bến cảng MPC Port; cảng biển Khánh Hòa có thêm bến cảng tổng hợp Nam Vân Phong; cảng biển Đồng Nai có thêm bến cảng Vĩnh Hưng và cảng biển TP. HCM có thêm bến cảng Bến Nghé Phú Hữu.

Danh mục bến cảng của Bộ GTVT còn cho thấy một số khu vực cảng biển có số bến cảng lớn, gồm: Hải Phòng có 50 bến, Vũng Tàu có 46 bến và TP. Hồ Chí Minh có 42 bến. Các cảng biển khác như: Cần Thơ có 21 bến; Đồng Nai 18 bến; Khánh Hòa 16 bến; Quảng Ninh có 13 bến; Đà Nẵng có 8 bến; Nghi Sơn, Nghệ An, Dung Quất mỗi khu vực cảng biển có 7 bến; Hà Tĩnh và Bình Thuận mỗi khu vực có 6 bến.

Một số cảng biển có số lượng bến ít, gồm: Quảng Bình, Quy Nhơn, Kiên Giang mỗi khu vực có 4 bến; cảng biển Hải Thịnh, Đồng Tháp mỗi khu vực có 3 bến; Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Kỳ Hà, Tiền Giang, cảng biển Cần Thơ (thuộc Sóc Trăng), Cà Ná (Ninh Thuận) mỗi khu vực có 2 bến. Quảng Trị, Vũng Rô, Bình Dương, Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long, Năm Căn đều có 1 bến/khu vực.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, với hệ thống bến cảng trải dài từ Bắc vào Nam, cảng biển Việt Nam đã và đang phát huy tốt vai trò đầu mối thông thương hàng hóa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của đất nước. Trung bình mỗi năm, cảng biển Việt Nam đón khoảng 120.000 lượt tàu biển với mức tăng trưởng tổng thể của hàng hóa đạt gần 16%/năm. Riêng năm 2020, tổng lượng hàng thông qua cảng biển Việt Nam đạt tới 692 triệu tấn, vượt từ 14 - 21% so với quy hoạch.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Bò là một mặt hàng xuất khẩu lớn của ngành nông nghiệp Lào.

Chăn nuôi là lĩnh vực cung cấp một trong số 20 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Lào. Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện tại của Lào là Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam.

Cán bộ Đội QLTT số 4 hướng dẫn người dân xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên nhận biết hàng thật, hàng giả tại chợ phiên.

Là thành viên của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) tỉnh, những năm qua, Chi hội BVQLNTD Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã thực hiện tốt chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần BVQLNTD cũng như bình ổn thị trường.

Cán bộ kiểm lâm huyện Trạm Tấu họp thôn tuyên truyền và ký cam kết BVR, PCCCR tại xã Bản Công.

Mưa ít, nắng nóng kéo dài và đây cũng là thời gian cao điểm bà con đốt nương làm rẫy nên nguy cơ cháy rừng rất cao. Để hạn chế thiệt hại do cháy rừng gây ra, lực lượng chức năng và các địa phương trong tỉnh tích cực triển khai nhiều biện pháp, đặc biệt là siết chặt các hoạt động canh tác nương rẫy...

ảnh minh họa

"Đã thấy ánh sáng cuối đường hầm" là ý kiến nhiều nhà phân tích và giới chuyên gia cùng đồng tình khi nói về những gì kinh tế thế giới đang trải qua ở thời điểm hiện tại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục