Lãi suất liên ngân hàng bất ngờ tăng nóng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 9/5/2021 | 9:04:03 AM

Lãi suất liên ngân hàng bật tăng khá mạnh trong tuần cuối tháng 4 gây bất ngờ lớn. Các chuyên gia đang đưa ra quan điểm trái chiều về xu hướng trên.

Một số chuyên gia cho rằng, áp lực lãi suất liên ngân hàng tăng vào cuối tháng 4 chỉ mang yếu tố thời vụ.
Một số chuyên gia cho rằng, áp lực lãi suất liên ngân hàng tăng vào cuối tháng 4 chỉ mang yếu tố thời vụ.

Tính đến ngày 6.5.2021, lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm là 1,29%; kỳ hạn 1 tuần là 1,3%; 2 tuần là 1,3%/năm.

Trước đó, kể từ đầu năm 2021 đến nay, thị trường mới chỉ chứng kiến một đợt tăng mạnh lãi suất liên ngân hàng là vào dịp Tết Nguyên Đán (cuối tháng 1 dương lịch) do có yếu tố mùa vụ.

Việc lãi suất liên ngân hàng bật tăng khá mạnh trong tuần cuối tháng 4, đặc biệt là từ phiên ngày 26-28.4 gây không ít bất ngờ bởi nhiều dự báo trước đó cho rằng, thanh khoản hệ thống sẽ vẫn dồi dào trong thời gian dài.

Chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh trong nửa cuối tháng 4 do nhu cầu tín dụng gia tăng. Tuy nhiên, mức lãi suất vẫn thấp hơn lãi suất OMO nên thị trường mở không phát sinh giao dịch nào mới.

Trong khi đó, chuyên gia phân tích của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) lại cho rằng, áp lực lãi suất liên ngân hàng tăng vào cuối tháng 4 chỉ mang yếu tố thời vụ khi cuối tháng thường là thời điểm các ngân hàng chốt số liệu và áp lực chỉ ghi nhận cục bộ tại một số ngân hàng, mà không phản ánh toàn hệ thống ngân hàng.

"Hơn nữa, trong bối cảnh lo ngại diễn biến dịch bệnh, kỳ vọng và nhu cầu tín dụng khó có khả năng được đẩy mạnh. Đặc biệt, dòng vốn đầu tư vẫn tiếp tục tìm đến địa điểm lý tưởng như Việt Nam. Như đã dự báo trong các báo trước đây, chúng tôi duy trì nhận định các yếu tố thị trường sẽ ủng hộ cho mặt bằng lãi suất liên ngân hàng có thể duy trì ở mặt bằng thấp" - VCBS cho biết.

Đồng quan điểm trên, chuyên gia của SSI Research cũng cho rằng, diễn biến của lãi suất liên ngân hàng tuần cuối tháng 4 mang tính chất thời điểm, do nhu cầu thanh khoản các ngân hàng thương mại gia tăng trong kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5. Mặt bằng lãi suất vẫn sẽ giữ ổn định ở mức thấp trong quý II/2021 do thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn khá dồi dào.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

Trong số các ngân hàng trên thị trường được khảo sát, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là 8,2%/năm tại OCB. Điều kiện áp dụng là dành cho các khách hàng có số tiền gửi từ 500 tỉ đồng trở lên ở kỳ hạn 13 tháng.

Theo sau đó là ACB niêm yết mức lãi suất cao nhất là 7,4%/năm ở kỳ hạn 13 tháng cho khoản gửi trên 30 tỉ đồng.

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 12 tháng hiện nay là SCB với mức lãi suất là 6,8% và lĩnh lãi cuối kỳ.

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 6 tháng hiện nay là CBBank với mức lãi suất là 6,25% và lĩnh lãi cuối kỳ.

Ở kỳ hạn 3 tháng, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm. Lãi suất cao nhất kỳ hạn 1 tháng là 4% thuộc về GPBank

Ba ngân hàng Agribank, VietinBank, BIDV đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên. Riêng Vietcombank niêm yết lãi suất ở mức 5,5% cho kỳ hạn 12 tháng.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Các hãng hàng không đồng loạt tăng phí từ 9/5.

Các hãng hàng không sẽ tăng phí quản trị hệ thống từ ngày mai (9/5) nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đặc biệt là hệ thống bán vé được vận hành tốt hơn.

Gạo ST25 của DNTN Hồ Quang Trí bán tại TP HCM

Ngày 7-5, trả lời câu hỏi của phóng viên về động thái của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) quanh việc ông Hồ Quang Cua đề xuất nhượng quyền giống lúa ST24, ST25 cho Nhà nước, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết Bộ đã có quyết định cấp quyền bảo hộ (giá trị bảo hộ trong 20 năm) đối với giống ST24 (năm 2018) và ST25 (năm 2020).

Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 4/2021, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 còn lại chưa được các bộ, ngành, địa phương triển khai phân bổ là 61.611 tỷ đồng.

Đo thân nhiệt tại Công ty TNHH Unico Global YB

Trước diễn biến dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động, linh hoạt các biện pháp phòng chống dịch nhằm thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa ổn định, phát triển sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục