YênBái - Sáng 14/5, các Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh và Trần Thanh Nam chủ trì Hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid -19.Tham dự tại điểm cầu Yên Bái cóa lãnh đạo Sở NN&PTNT cũng các ban, ngành liên quan.
|
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
|
Theo Bộ NN&PTNT, 4 tháng đầu năm mặc dù chịu tác động rất mạnh bởi dịch Covid - 19 nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành vẫn đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản ước khoảng 14,93 tỷ USD, tăng 48,7%; xuất siêu khoảng 2,2 tỷ USD, giảm 41,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu nông sản sang một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật bản, Hàn Quốc vẫn tăng trưởng khá; riêng thị trường EU có xu hướng giảm.
Tại Hội nghị, Bộ NN&PTNT đưa ra 6 vấn đề các địa phương, doanh nghiệp cần giải quyết, đó là vốn tín dụng; hệ thống logistics, kho lạnh phục vụ bảo quản nông sản còn hạn chế; điều tiết phân luồng hàng hóa nông sản tại các cửa khẩu; thiếu hụt nguồn cung về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; cơ chế vận hành kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ cần thông suốt và liên tục.
Đồng thời kiến nghị các bộ, ngành trung ương, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp triển khai đồng bộ 4 nhóm giải pháp chính: điều chỉnh sản xuất nông nghiệp tăng cường chế biến bảo quản lưu thông để linh hoạt thích ứng với bối cảnh dịch bệnh; hỗ trợ chính sách thuế tín dụng cho khu vực sản xuất chế biến bảo quản và xuất khẩu nông sản; thuận lợi hóa thông quan và hạ tầng logistics; thúc đẩy toàn diện tiêu thụ trong nước.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đề nghị các địa phương bám sát chỉ đạo sản xuất theo mùa vụ, theo dõi sát tình tình dịch bệnh, tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ quan chức năng thuộc Bộ NN&PTNT bố trí cán bộ trong hoạt động kiểm dịch động, thực vật, hỗ trợ giải quyết hồ sơ, yêu cầu của doanh nghiệp; đồng thời tham mưu Bộ tháo gỡ khó khăn, tham mưu mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến các địa phương, phối hợp bàn giải pháp về thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch. Đề nghị Bộ Công thương phối hợp thành lập tổ công tác liên ngành để giải quyết các vấn đề phát sinh khi có vướng mắc, đặt biệt tại các cửa khẩu. Các địa phương phải tiếp tục xây dựng phương án cụ thể, tránh để tình trạng ứ đọng nông sản cục bộ. Các hiệp hội, ngành hàng phát huy vai trò, phối hợp với ngành chức năng để thông tin kịp thời và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai ở các địa phương.
Văn Thông
Tags
Yên Bái Hội nghị trực tuyến
thúc đẩy nông sản
điều kiện dịch bệnh
Covid -19
Bộ Tài chính yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm về chất lượng, giá cả, tổ chức quản lý, phân phối, sử dụng bảo đảm công khai, minh bạch, không để xảy ra lãng phí, tiêu cực, thất thoát ngân sách, tài sản của nhà nước khi mua sắm thiết bị vật tư, hoá chất… phòng chống COVID-19.
Nằm trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án phát triển cây ăn quả giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh đã đề ra mục tiêu trồng mới 2.800 ha cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) để hình thành vùng cây ăn quả có múi trên 4.500 ha, nâng tổng diện tích cây ăn quả lên 10.000 ha; năng suất cây ăn quả có múi đạt 100 tạ/ha, giá trị cây ăn quả đạt 300 tỷ đồng…
Giá lợn hơi liên tục giảm từ mấy tháng nay; thời điểm này còn xuống thấp nhất trong 1 năm qua và chưa cho dấu hiệu dừng lại. Không những vậy, việc tiêu thụ còn rất chậm, đặc biệt là loại lợn nuôi tận dụng nông sản phụ (lợn hai bề), không phải lợn siêu nạc, nuôi trong các trang trại tiêu chuẩn.
Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái đã có 17 sản phẩm đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ.