Lục Yên tập huấn Tổng điều tra kinh tế giai đoạn 2, năm 2021

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/6/2021 | 1:58:53 PM

YênBái - Ngày 25/6, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính huyện Lục Yên tổ chức Hội nghị tập huấn Tổng điều tra kinh tế giai đoạn 2, năm 2021 cho 30 thành viên Tổ giúp việc Ban chỉ đạo cấp huyện và điều tra viên các xã, thị trấn.

Quang cảnh lớp tập huấn
Quang cảnh lớp tập huấn

Hội nghị truyền đạt đến học viên những quy trình điều tra cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể; thu thập danh sách đơn vị điều tra; giới thiệu kỹ phương pháp thu thập thông tin bằng CAPI (sử dụng phiếu điện tử trên thiết bị điện tử di động) và hướng dẫn cách ghi phiếu trên CAPI; hướng dẫn chi tiết việc sử dụng trang web điều hành tác nghiệp phân quyền, kiểm tra, giám sát và duyệt dữ liệu điều tra; phổ biến cuốn "Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ điều tra”...

Hội nghị tập huấn giúp các học viên thu thập thông tin cơ bản về số lượng đơn vị, quy mô và lao động; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; cơ cấu, sự phân bố của các cơ sở và của lao động theo địa phương, theo ngành kinh tế. Cuộc Tổng điều tra kinh tế giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 1/7 đến 30/7/2021.

Khắc Điệp (Trung tâm TT-VH Lục Yên)

Tags Lục Yên tập huấn Tổng điều tra kinh tế

Các tin khác

Không còn sắc xám đen lạnh lẽo của đá tai mèo, dưới cơn mưa rào tháng 6, Đồng Văn được phủ xanh nhờ những ruộng ngô trồng khắp nơi.

Nhân dân thôn Làng Câu vừa hiến đất, góp tiền, vừa góp công để làm đường.

Từ chỗ không có đường để vào thôn, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, bằng ý thức và trách nhiệm của bà con trong việc đóng góp công, của để mở đường, đến nay, thôn Làng Câu, xã Tân Hợp (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã có diện mạo hoàn toàn mới. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.

Anh Lù A Câu giới thiệu sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Púng Luông với khách hàng (ảnh trái). Đầu tư máy móc, thiết bị giúp sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Púng Luông ngày càng nâng cao giá trị (ảnh phải)

Từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, nhiều nông sản, hàng hóa của các chủ thể đã nâng cao được giá trị, xây dựng được thương hiệu, mở rộng được thị trường. Đây chính là cơ hội để người dân địa phương ổn định thu nhập, tin tưởng vào chính sách xóa đói, giảm nghèo từ việc xây dựng thương hiệu cho nông sản, đồng thời cũng giúp Yên Bái xác định cần tập trung hơn nữa trong việc xây dựng sản phẩm OCOP.

Người dân xã An Lương, huyện Văn Chấn đen tiền đi gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch NHCSXH.

Đến nay, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Văn Chấn là 503.129 triệu đồng, đạt 99,3% kế hoạch; tăng 37.301 triệu đồng so với năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục