Hiệu quả bước đầu từ trồng ớt xuất khẩu

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/7/2021 | 1:43:47 PM

YênBái - Thời gian qua, xã Thanh Lương, thị xã Nghĩa Lộ đã liên kết giữa doanh nghiệp, nông dân triển khai mô hình trồng ớt xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Nông dân xã Thanh Lương trao đổi kinh nghiệm trồng ớt xuất khẩu.
Nông dân xã Thanh Lương trao đổi kinh nghiệm trồng ớt xuất khẩu.

Cuối năm 2019, Thanh Lương đưa vào trồng thử nghiệm 2.000 m2 ớt xuất khẩu. Để khuyến khích nông dân duy trì và từng bước mở rộng diện tích, xã thường xuyên tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động. Đồng thời phối hợp với Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Quỳnh Anh ở thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Do vậy, người dân rất phấn khởi, yên tâm sản xuất và đến nay đã có 1 ha trồng ớt. 

Tham gia mô hình trồng ớt xuất khẩu ngay từ những ngày đầu, ông Đinh Văn Hoa ở thôn Bản Thinh, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng ớt xã Thanh Lương chia sẻ: "Hiện, Tổ hợp tác chúng tôi trồng giống ớt xanh Jalappeno và ớt vàng Banana. Cả hai giống ớt này đều thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh...". 

Trong vòng 5 tháng trước khi trồng, đất phải đảm bảo không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Để trồng ớt, đất phải được làm cỏ sạch, cày xới tơi xốp, bón lót phân, sau đó lên luống cao và phủ màng phủ nông nghiệp.Quá trình trồng, chăm sóc đều sử dụng thuốc sinh học để phòng, trừ sâu bệnh. Sau khoảng 2,5 tháng ớt bắt đầu được thu hoạch liên tục trong vòng 5 - 6 tháng, mỗi tháng 3 đợt. 

Với giá thành ổn định từ 4.000 - 7.000 đồng/kg cho loại sản phẩm A và B, 2.000 m2 ớt đã đem lại cho gia đình ông Hoa thu nhập khoảng 35 triệu đồng mỗi vụ. 

Chị Hà Thị Vỹ ở thôn Đồng Lơi, sau khi thấy các hộ trong xã trồng ớt cho thu nhập khá, chị cũng đã mạnh dạn chuyển đổi 2.500 m2 đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng ớt. Chị Vỹ cho biết: "Tôi mới tham gia trồng ớt từ cuối năm 2020 và được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng rất kỹ nên quá trình canh tác khá thuận lợi, quả ớt to, năng suất, chất lượng cao. Hơn nữa, được doanh nghiệp bao tiêu đưa xe đến tận nơi để thu mua nên gia đình tôi rất yên tâm sản xuất. Vụ vừa rồi, nhà tôi trồng ớt vàng và trồng muộn hơn mọi người lại bị nắng nóng kéo dài, năng suất kém hơn so với các gia đình khác nhưng cũng thu về 30 triệu đồng. Trồng 1 vụ ớt bằng trồng 2 vụ lúa 1 vụ màu mà lại nhàn hơn hẳn". 

Đánh giá về mô hình trồng ớt xuất khẩu tại Thanh Lương, ông Đinh Công Giáp - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Thanh Lương là xã thuần nông, thu nhập từ trồng lúa không cao. Đến nay, các hộ tham gia Tổ hợp tác trồng ớt xuất khẩu đã trồng được 3 vụ, cho thu hoạch khoảng trên 170 triệu đồng/ha/vụ. Có thể thấy, bước đầu đã minh chứng mô hình trồng ớt xuất khẩu là mô hình phù hợp, có triển vọng, đem lại giá trị giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác như lúa và một số cây hoa màu truyền thống của địa phương". 

Tuy nhiên, người dân vẫn còn lo lắng về đầu ra của sản phẩm, nên chưa mạnh dạn chuyển đổi nhiều. Vì vậy, thời gian tới, xã tiếp tục duy trì thúc đẩy doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm ớt để nông dân yên tâm sản xuất. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư và thu mua sản phẩm nông nghiệp khác cho nông dân trên địa bàn. 

Lê Thương

Tags chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cơ cấu cây trồng hiệu quả kinh tế

Các tin khác
Công nhân nhà thầu thi công vệ sinh cầu Bách Lẫm (thành phố Yên Bái) trước ngày khánh thành. Ảnh minh họa.

Thực hiện Quyết định số 3150/QĐ-UBND ngày 11/12/2020 của UBND tỉnh Yên Bái về việc sửa chữa các cầu trên các tuyến đường tỉnh, Công ty Cổ phần Cơ khi 68 và Xây dựng Thăng Long đang chuẩn bị triển khai hạng mục sửa chữa khe co giãn cầu Lẫm (lý trình Km51-400, ĐT.163, thuộc địa phận huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái).

Indonesia dừng áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với tôn lạnh của Việt Nam.

Bộ Công Thương hôm 6/7 cho biết đã nhận được thông báo chính thức của Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam về việc Chính phủ Indonesia đã quyết định dừng áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm (tên gọi thông thường là tôn lạnh) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.

Chương trình FFF phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức cho hội viên nông dân tham quan mô hình trồng cây lá khôi theo hướng sản xuất hữu cơ của gia đình bà Nguyễn Thị Lán, thôn 7, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.

Để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường, giai đoạn II của Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tiếp tục giúp nông dân Yên Bái thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

Lãnh đạo huyện Trấn Yên, Sở Giao thông - Vận tải thị sát tuyến đường vừa hoàn thành.

Sau hơn hai tháng thi công, công trình đường nối cầu Cổ Phúc, huyện Trấn Yên đã hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái 30/6, vượt tiến độ thi công 3 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục