Duy trì dòng chảy sản xuất kinh doanh bằng hợp đồng điện tử

  • Cập nhật: Chủ nhật, 5/9/2021 | 7:40:08 AM

Đối với hợp đồng thương mại nói chung, doanh nghiệp có thể vận dụng phương thức ký hợp đồng với chữ ký điện tử và có điều khoản giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại.

Doanh nghiệp có thể duy trì dòng chảy sản xuất, kinh doanh bằng hợp đồng điện tử. (Ảnh minh họa).
Doanh nghiệp có thể duy trì dòng chảy sản xuất, kinh doanh bằng hợp đồng điện tử. (Ảnh minh họa).

Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc duy trì dòng chảy sản xuất, kinh doanh bằng hợp đồng điện tử. Đây là khuyến nghị được chuyên gia pháp lý đưa ra trong tình hình thực hiện giãn cách ở nhiều địa phương như hiện nay.

Hiện nay, tình trạng giãn cách ở nhiều địa phương khiến doanh nghiệp không thể gặp mặt ký kết hợp đồng. Do đó, chuyên gia pháp lý lưu ý, có những loại hợp đồng cần tuân thủ quy định nhất định, như hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải công chứng, chứng thực.

Trong điều kiện giãn cách, 2 bên ký hợp đồng không thể đến địa điểm giao kết được, nhưng nếu là giãn cách từ một phía, tức là nơi thực hiện công chứng chứng thực không bị giãn cách, thì bên bị giãn cách có thể thực hiện hình thức ủy quyền để ký kết hợp đồng.

Đối với hợp đồng thương mại nói chung, chuyên gia pháp lý khuyến nghị doanh nghiệp có thể vận dụng phương thức ký hợp đồng với chữ ký điện tử và có điều khoản giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại, vì hình thức này hoàn toàn có giá trị pháp lý khi xem xét tại cơ quan trọng tài thương mại.

PGS.TS Đỗ Văn Đại, Trưởng Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam – VIAC chia sẻ kinh nghiệm cho thấy, tranh chấp hợp đồng thương mại không yêu cầu có hình thức nhất định, trừ trường hợp bằng văn bản.

"Văn bản hiện nay hiểu theo nghĩa rộng hoàn toàn có thể xác lập hợp đồng theo hình thức điện tử. Ở VIAC đã từng xử vụ án các bên xác lập hợp đồng bằng chữ ký điện tử, hiện nay với doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm cơ chế đó. Doanh nghiệp chỉ cần scan, email văn bản và sau khi hết dịch cần lưu ý xác nhận bằng văn bản chính thức để đỡ tranh chấp. Trong bối cảnh giãn cách hoàn toàn, doanh nghiệp có thể giao kết điện tử, chữ ký điện tử và hoàn toàn có giá trị pháp lý ở VIAC”, ông Đại chia sẻ.

(Theo VOV)

Các tin khác
Hà Nội quy định giờ hoạt động với shipper (Ảnh minh họa).

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, hoạt động vận chuyển của shipper tại Hà Nội chỉ được thực hiện từ 9h đến 20h hằng ngày.

Dịch COVID-19 đã tác động mạnh lên nền kinh tế, khiến Việt Nam từ nước xuất siêu sang nước nhập siêu.

Trong 8 tháng đầu năm, nền kinh tế Việt Nam đã nhập siêu gần 4 tỷ USD, trong khi năm trước xuất siêu gần 13,7 tỷ USD.

Đợt dịch thứ 4 bùng phát trong cả nước kể từ ngày 27/4 đến nay ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp. Tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp Yên Bái có thể trụ vững trong cơn đại dịch.

Người dân xã Phúc Sơn bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động nội lực là chính, tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước”, toàn xã Phúc Sơn đã có trên 85 hộ hiến đất với hơn 26.000 m vuông, nhân dân đóng góp trên 2 tỷ đồng và hàng nghìn công lao động, vật liệu làm đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục