Công bố Quy hoạch mạng lưới đường bộ

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/9/2021 | 9:15:06 AM

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ nhấn mạnh: “Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là động lực để thúc đẩy hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT đồng bộ, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng, Chính phủ đề ra".

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu tại lễ công bố.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu tại lễ công bố.

Ngày 15/9, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức lễ công bố trực tuyến toàn quốc Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1454 ngày 1/9/2021.

Đây là lần đầu tiên các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải được thực hiện; Đồng thời, có phân công rõ vai trò dựa trên lợi thế từng phương thức trên từng hành lang vận tải chính, đảm bảo tính hệ thống, kết nối đồng bộ giữa các chuyên ngành.

Mục tiêu đến năm 2030 phát triển mạng lưới giao thông đường bộ của cả nước từng bước đồng bộ, một số công trình hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Cùng với đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường, hình thành hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Liên quan đến các điểm nổi bật của quy hoạch, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ nhấn mạnh: "Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là động lực để thúc đẩy hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT đồng bộ, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng, Chính phủ đề ra".

Đối với vận tải, quy hoạch phấn đầu khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 2.764 triệu tấn (62,80% thị phần); hành khách đạt khoảng 9.430 triệu khách (90,16% thị phần); khối lượng luân chuyển hàng hóa nội địa khoảng 162,7 tỷ tấn (30,48% thị phần); hành khách nội địa 283,6 tỷ khách (72,83% thị phần).

Quy hoạch cũng có tính kế thừa, dự báo, phân tích kỹ vai trò, lợi thế từng phương thức vận tải trên 30 hành lang vận tải chính, để tăng cường tính kết nối đồng bộ giữa các chuyên ngành cũng như kết nối các vùng miền. Bên cạnh đó, đồng bộ với các quy hoạch các ngành, địa phương để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Về kết cấu hạ tầng, hình thành hệ thống đường cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các vùng kinh tế trọng điểm, cảng biển và cảng hàng không cửa ngõ quốc tế; từng bước nâng cấp các quốc lộ đạt chuẩn.

Chia sẻ thêm, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết: "Quy hoạch đến năm 2030 hoàn thành khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc và 172 tuyến quốc lộ, tổng chiều dài gần 29.800 km. Đến năm 2050 hình thành 41 tuyến với hơn 9.000 km cao tốc. Bên cạnh đó, quy hoạch đường ven biển vào hệ thống quốc lộ. Điều chỉnh điểm đầu, cuối cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Điều chỉnh về chiều dài và quy mô đối với cao tốc vành đai đô thị Hà Nội, TP. HCM, tuỳ theo nhu cầu phát triển đô thị, có thể đi trên cao một số đoạn. Định hướng đến năm 2050 sẽ hoàn thiện mạng lưới đường bộ trong cả nước đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải. Chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao, bảo đảm thuận tiện, an toàn, chi phí hợp lý".

Về các giải pháp thực hiện quy hoạch, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, trong quá trình lập quy hoạch, Bộ GTVT đặc biệt quan tâm đến tính khả thi thu hút nguồn vốn đầu tư và phân cấp, phân quyền.

Bộ GTVT sẽ tiếp tục rà soát các bất cập, chồng chéo trong các quy định của pháp luật bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ để thu hút nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Về nguồn vốn đầu tư, quy hoạch xác định huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư đường bộ cao tốc. Theo đó, các dự án chủ yếu triển khai đầu tư theo phương thức đối tác công tư, vốn ngân sách nhà nước sẽ đóng vai trò "vốn mồi”.

Bên cạnh đó, việc huy động ngân sách địa phương tham gia đầu tư các tuyến cao tốc trên địa bàn cũng đa dạng thêm nguồn lực đầu tư thay vì chỉ trông chờ vào ngân sách trung ương như đã thực hiện trước đây.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Từ 16/9, TP Hồ Chí Minh cho phép shipper giao hàng liên quận (Ảnh minh hoạ)

Từ hôm nay (16/9), TP Hồ Chí Minh tiếp tục quá trình nới một hoạt động kinh doanh trên địa bàn.

Gia công, chế biến các sản phẩm quế, hồi tại Chi nhánh Công ty Hương gia vị Sơn Hà, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên.

Đến ngày 10/9, Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã làm việc với 5 đảng bộ địa phương; Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh; một số sở, ngành để nắm bắt, lãnh đạo, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”và nhiệm vụ chính trị năm 2021.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án của tỉnh trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ.

Thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai và làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) như: công khai dân chủ trong quản lý ngân sách; tổ chức tuyển dụng, bố trí cán bộ; thực hiện tiết kiệm không lãng phí, chi tiêu đúng định mức các tiêu chuẩn theo quy định... Đặc biệt, trong quy hoạch sử dụng đất, cấp đất và đầu tư xây dựng cơ bản.

Bộ Công Thương vừa đưa ra bản dự thảo Quy hoạch điện VIII để lấy ý kiến sau khi đã thực hiện rà soát lại theo yêu cầu tại kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục