ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống 3,8%

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/9/2021 | 3:03:57 PM

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2021 thêm 2 điểm phần trăm so với báo cáo trước đó.

Nhà máy Công ty cổ phần thực phẩm Trung Sơn sản xuất trở lại từ 21/8 với công suất chỉ 10% so với trước dịch.
Nhà máy Công ty cổ phần thực phẩm Trung Sơn sản xuất trở lại từ 21/8 với công suất chỉ 10% so với trước dịch.

Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam sáng 22/9, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB cho biết, tăng trưởng kinh tế đang chậm lại do Covid-19 tái bùng phát. Điều này khiến cho đà phục hồi của Việt Nam bị đứt gãy. Số liệu cho thấy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã phục hồi nửa đầu năm nhờ vào đầu năm 2021, chủ yếu do lưu lượng thương mại tăng cao.

Theo ADB, dịch bệnh tái bùng phát đã làm thiếu hụt nguồn cung lao động, do giãn cách xã hội. Đứt gãy lao động sẽ dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng nông nghiệp. Mặt khác, xuất khẩu nông sản có thể bị ảnh hưởng bởi mùa mưa bão trong quý III và IV cũng như các biện pháp kiểm dịch được áp dụng đối với xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam.

Ngoài nông nghiệp, các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động cũng bị tổn hại đặc biệt khi thiếu người, giảm sản lượng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng xuống dưới mức 50 từ tháng 6 đến tháng 8, báo hiệu sự sụt giảm trong lĩnh vực sản xuất. Do vậy, tăng trưởng công nghiệp dự báo giảm xuống 5% trong năm nay, so với mức trước 8,9% hồi 2019.

Việc đóng cửa các khu du lịch và hạn chế đi lại sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến du lịch, làm giảm tốc độ tăng trưởng dịch vụ từ 7,3% của năm 2019 xuống mức dự báo là 3,3% trong năm nay.

Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính rườm rà, đặc biệt là trong việc cấp giấy đi đường, đã làm gián đoạn sự dịch chuyển của lao động và chuỗi cung ứng thực phẩm, làm trầm trọng thêm tác động của đại dịch đối với nền kinh tế.

"Đại dịch và các đợt phong tỏa kéo dài đã làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư, hạn chế triển vọng tăng trưởng của Việt Nam", ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam nói thêm. Hiện ADB cho rằng GDP Việt Nam 2021 chỉ tăng trưởng 3,8%, giảm mạnh so với mức 6,7% hay 5,8% dự báo trước đó.

Dù vậy, ông đánh giá, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nếu đại dịch được kiểm soát vào cuối năm nay và đến quý II/2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng. Với giả định này, GDP Việt Nam 2022 dự kiến đạt 6,5%.

ADB cho biết vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn. Tăng trưởng có thể được hỗ trợ bởi sự phục hồi của cầu nội địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại, và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn có nhiều thách thức. Rủi ro chính là đại dịch kéo dài, đặc biệt nếu tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc không tăng đáng kể. Tăng trưởng cũng phụ thuộc vào việc Chính phủ kịp thời cung cấp các mặt hàng thiết yếu, như thực phẩm và tiền mặt, cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Bên cạnh đó, ADB cũng lưu ý, Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc loại bỏ các rào cản hành chính đối với doanh nghiệp và người dân, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đại dịch và hỗ trợ sự phục hồi bền vững của nền kinh tế trong năm nay và năm tới.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Nông dân thị xã Nghĩa Lộ chăm sóc bầu ngô đông trước khi ra ruộng. Ảnh minh họa

Đối với người dân Yên Bái, sản xuất vụ đông đã thực sự trở thành vụ chính trong năm, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần không nhỏ trong xóa đói, giảm nghèo và làm giàu ở các vùng quê. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế cho thấy, chúng ta có thể sản xuất cây vụ đông mang lại giá trị cao hơn....

Lãnh đạo huyện Văn Yên tham quan trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ từ quế của HTX Quế Văn Yên.

Giải pháp trọng tâm được huyện Văn Yên chú trọng là giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (DN, HTX) sớm tiếp cận và hiểu rõ các chính sách, đảm bảo hỗ trợ kịp thời, có chất lượng, giải quyết các vướng mắc một cách triệt để; thành lập trang thương mại điện tử để quảng bá, hỗ trợ bán hàng cho DN, HTX.

Hệ thống Vinmarrt trên địa bàn thành phố Yên Bái đã dành được sự quan tâm của người dân. (Ảnh: Thanh Thủy)

Kết quả thực hiện tổng doanh thu bán hàng của các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ của thành phố Yên Bái thực hiện 8 tháng năm 2021 đạt 9.408 tỷ đồng, tăng 637 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Người dân xã Động Quan thu lá quế làm nguyên liệu nấu tinh dầu. Ảnh M.Q

Những năm gần đây, cây quế được nhiều hộ dân ở huyện Lục Yên chú trọng mở rộng diện tích.Quế được phát triển hầu hết các xã tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục