Vốn FDI rót vào Việt Nam tăng mạnh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/10/2021 | 7:50:00 AM

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI đăng ký mới từ đầu năm đến nay đạt trên 13 tỷ USD, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong đó, vốn tăng thêm tại các dự án đạt trên 7 tỷ USD, tăng hơn 24%. Mức tăng ấn tượng này có được là do 10 tháng qua, 3 dự án lớn được cấp chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh gồm: Dự án Điện LNG Long An với 3,1 tỷ USD; LG Display Hải Phòng, tăng vốn thêm 2,15 tỷ USD và Nhiệt điện Ô Môn II với 1,31 tỷ USD.

Hiện có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,51 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,42 tỷ USD, chiếm 14,6%. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,17 tỷ USD, chiếm 9,2%. Tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc)...

Dù Hàn Quốc xếp thứ hai về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn, cũng như số lượt góp vốn mua cổ phần. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới, cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 12,74 tỷ USD, chiếm 53,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,54 tỷ USD, chiếm 23,3%. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,12 tỷ USD và trên 803 triệu USD.

Trên phương diện số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 33,1%, 27,8% và 16% tổng số dự án.

Về đến địa bàn đầu tư, tỉnh Long An dẫn đầu về tổng vốn đầu tư đăng ký. TP Hồ Chí Minh đã trở lại vị trí thứ hai và Hải Phòng đứng thứ ba.

(Theo VTV)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ngày 28-10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Mùa sen ở Vân Hội. (Ảnh: Thanh Miền)

Thiên nhiên ưu đãi với nhiều di tích lịch sử, đa dạng bản sắc văn hóa và có nhiều đặc sản nông nghiệp, người dân thân thiện, hiếu khách..., là những yếu tố quan trọng để Trấn Yên xây dựng và phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng.

Các nhà máy thủy điện hoạt động cầm chừng do thiếu nước đã làm sụt giảm mạnh nguồn thu vào ngân sách (ảnh có tính minh họa).

Năm 2021, huyện Mù Cang Chải được tỉnh giao kế hoạch thu ngân sách (TNS) Nhà nước là 141 tỷ đồng. Trong đó, thu cân đối 96,5 tỷ đồng, thu từ tiền giao đất 45 tỷ đồng. Đây là số thu tương đối lớn đối với một huyện vùng cao phần lớn người dân dựa vào nông, lâm nghiệp, các doanh nghiệp khó khăn, hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào thời tiết.

Xã Suối Giàng tích cực triển khai nhiều giải pháp để quản lý khoáng sản chưa khai thác.

Thời gian qua, huyện Văn Chấn đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để kịp thời ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục