Công nghiệp Văn Yên tăng trưởng trong gian khó

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/1/2022 | 1:57:36 PM

YênBái - Năm 2021, hoạt động sản xuất công nghiệp (SXCN), tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Yên chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, nhờ sự sáng tạo, linh hoạt và chủ động triển khai các biện pháp quyết liệt, huyện đã tạo nên những đột phá mới trong khôi phục, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra, trao đổi biện pháp tháo gỡ khó khăn tại cơ sở sản xuất của Doanh nghiệp Tư nhân Đăng Thủy Yên Bái, xã Lâm Giang.
Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra, trao đổi biện pháp tháo gỡ khó khăn tại cơ sở sản xuất của Doanh nghiệp Tư nhân Đăng Thủy Yên Bái, xã Lâm Giang.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà, Chi nhánh xã Yên Hợp không được duy trì thường xuyên cũng như việc xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là tìm ra hướng đi mới trong việc sản xuất các sản phẩm mới và tận dụng tốt các cơ chế, hỗ trợ của huyện nên thời gian qua, Công ty đã xuất khẩu được nhiều sản phẩm ra thị trường nước ngoài. 

Ông Bạch Quốc Việt - Trưởng Chi nhánh Công ty cho biết: "Vấn đề mấu chốt để tồn tại, phát triển trong đại dịch của Công ty là tiết giảm chi phí nhưng chất lượng sản phẩm phải nâng lên và tạo được những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu thị trường. Cùng đó, từ khi tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”, thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Công ty ở trong nước cũng được mở rộng hơn, đơn đặt hàng tăng lên. Trong bối cảnh đại dịch như hiện nay, các cơ sở sản xuất phải biết nắm bắt cơ hội và chủ động thích ứng, linh hoạt trong tìm kiếm nguồn nguyên liệu, liên kết trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm thì mới có thể tiếp tục đứng vững”.

Cũng là một trong những đơn vị chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng với việc thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch và triển khai những giải pháp phù hợp để duy trì nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất, nên doanh thu trong năm qua của Công ty Xuất nhập khẩu Bích Hằng, xã Mậu Đông vẫn duy trì ổn định. 

Bà Nguyễn Thị Bái - Quản lý Công ty cho biết: "Để ổn định và phát triển trong bối cảnh dịch bệnh, Công ty đã linh hoạt trong điều hành, tổ chức sản xuất; yêu cầu 100% người lao động thực hiện tốt quy định 5K; tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty xây dựng kế hoạch, phương án điều động bố trí lao động, thiết bị máy móc phù hợp cho từng giai đoạn, bảo đảm SXKD phù hợp, đúng tiến độ, kế hoạch đề ra”. 

Theo thống kê, hiện nay, huyện Văn Yên có 232 doanh nghiệp, 93 HTX đăng ký kinh doanh trên địa bàn. Với nỗ lực vượt khó, từng doanh nghiệp huyện đã xây dựng các kịch bản, chủ động thích ứng trong điều kiện tình hình mới khi thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch gắn với các giải pháp đổi mới cách thức tiếp cận, tìm kiếm thị trường cung cấp nguyên liệu thay thế; giữ chân người lao động, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu; tăng cường đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm… 

Bên cạnh đó, huyện cũng triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện mục tiêu kép, giúp người dân, doanh nghiệp dần thích ứng với trạng thái bình thường mới, vừa phòng chống dịch tốt vừa đẩy mạnh SXKD. 

Trong đó, huyện tập trung tháo gỡ khó khăn liên quan đến điều kiện đầu vào cho SXKD; kiểm soát giá cả nguyên vật liệu, đáp ứng đủ nhu cầu lao động; triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục SXKD; đẩy nhanh chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho SXKD, đẩy mạnh thu hút đầu tư... 

Ông Lưu Trung Kiên - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: năm 2021, xác định những khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, huyện đã kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch, thiết lập "vùng xanh” an toàn trong doanh nghiệp; yêu cầu 100% doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, huyện tổ chức các đoàn công tác nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn, lao động, hồ sơ thủ tục giúp doanh nghiệp ổn định SXKD. 

Đồng thời, huyện tiếp tục tăng cường giới thiệu, quảng bá, tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh về phát triển công nghiệp của huyện để thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp; chú trọng thu hút các dự án thuộc lĩnh vực chế biến nông - lâm sản, chế biến khoáng sản; trong đó, ưu tiên các dự án có công nghệ hiện đại để chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm có lợi thế của huyện (quế, gỗ rừng trồng) tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Với những giải pháp đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả đó, hoạt động SXCN huyện Văn Yên tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng trong đại dịch. Theo đó, kết thúc năm 2021, giá trị SXCN đạt trên 1.221 tỷ đồng; trong đó, giá trị SXCN do tỉnh giao huyện quản lý đạt trên 931 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2020. 

Bước sang năm 2022, dự báo SXCN vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, huyện tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, giúp doanh nghiệp tăng tốc, bứt phá tăng trưởng cao.
Hùng Cường

Tags Công nghiệp Văn Yên tăng trưởng doanh nghiệp Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà cải cách thủ tục hành chính

Các tin khác
Năm 2020 có 124 doanh nghiệp với 283 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia (ảnh minh họa).

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 25/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 33/2019/TT-BCT quy định Hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ 7/2/2022.

Theo ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quốc hội sẽ sớm thông qua một số chủ trương về gói hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Chính phủ sẽ có nghị quyết để triển khai gói hỗ trợ này.

Giá vàng tăng vọt, lấy lại mốc 1.800 USD/ounce

Giá vàng tăng trở lại và vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce trong bối cảnh thị trường chờ đợi báo cáo về lạm phát của Mỹ.

Ảnh minh họa

Theo ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, các thực phẩm gồm thịt, trứng, sữa,... phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán đều có thể chủ động được ở trong nước. Tuy nhiên, vấn đề cần có các giải pháp để làm sao tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi này cho bà con và đảm bảo sự lưu thông trong dịp Tết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục