Nhiều vướng mắc khi thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/2/2022 | 7:37:27 AM

Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng xuống còn 8%. Tuy nhiên, đã phát sinh nhiều bất cập khiến doanh nghiệp và người nộp thuế lúng túng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cụ thể, Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội điểm nhấn là chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, áp dụng từ ngày 1/2/2022 đến hết 31/12/2022. 

Tuy nhiên, tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, Chính phủ không quy định giảm thuế giá trị gia tăng đồng loạt xuống còn 8% với tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ mà đưa ra danh mục loại trừ hàng chục trang, với những hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không được giảm, vẫn giữ nguyên mức thuế suất 10%, được quy định chi tiết trong ba phụ lục đi kèm Nghị định số 15/2022/NĐ-CP. 

Trên thực tế, do Nghị định số 15/2022/NĐ-CP mới có hiệu lực từ ngày 1/2/2022 nên một số doanh nghiệp không nắm rõ mặt hàng kinh doanh có thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng hay không. Các doanh nghiệp gặp vướng mắc và khó khăn trong việc tra cứu mã ngành kinh doanh và mã HS Code khi nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu. 

Không chỉ vậy, một số trường hợp dễ gây hiểu lầm trong vấn đề áp dụng thuế suất giá trị gia tăng đối với nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra tại các doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt, đội ngũ kế toán các doanh nghiệp than khó trong quá trình áp dụng Nghị định này. 

Cụ thể như việc, nguyên vật liệu nhập khẩu của doanh nghiệp mình không được giảm thuế giá trị gia tăng, sản phẩm của doanh nghiệp không thuộc Phụ lục không được giảm thuế giá trị gia tăng thì sản phẩm của doanh nghiệp có được hưởng giảm thuế giá trị gia tăng hay không? 

Tương tự, với các hàng hóa được bàn giao và dịch vụ được hoàn thành trước thời điểm Nghị định 15/2022/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 1/2/2022) nhưng chưa được xuất hóa đơn, do đối soát công nợ sau ngày 1/2/2022, do nghỉ lễ, tết hoặc các lý do khách quan khác, thì hàng hóa, dịch vụ đó có được giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% hay không? 

Không chỉ vậy, trong quá trình khai thuế, áp thuế, nhiều kế toán của các doanh nghiệp than phiền việc rà soát, đối chiếu, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp liệu nằm trong danh mục hay không như "đánh đố”. 

Chẳng hạn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ photo, khi xuất hóa đơn có được giảm 2% giá trị gia tăng không vì đầu vào mực in chịu thuế suất giá trị gia tăng 10% mà giấy thì 8%. Hay bia, rượu khi bán thương mại thì giữ nguyên 10% nhưng vẫn chai bia đó mà phục vụ khách trên bàn ăn thì lại thành dịch vụ ăn uống hưởng thuế suất 8%... 

Vì vậy, dù Nghị định 15/2022/NĐ-CP thực thi được gần một tháng, tuy nhiên, nhiều kế toán vẫn không biết chính xác hàng hóa của doanh nghiệp thuộc diện được giảm thuế suất còn 8% hay vẫn áp dụng mức 10% như cũ...

Trước những khó khăn trong quá trình áp dụng Nghị định 15/2022/NĐ-CP, Tổng cục Thuế vừa ban hành công điện yêu cầu các Cục trưởng Cục Thuế chỉ đạo các phòng, các chi cục thuế đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. 

Đồng thời, bám sát địa bàn, người nộp thuế để hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh các nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện giảm thuế giá trị gia tăng trên địa bàn để thực hiện đúng quy định về giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 theo quy định.  

Mục đích lớn nhất của Nghị định 15/2022/NĐ-CP là giảm thuế giá trị gia tăng để giảm giá hàng hóa, kích cầu tiêu dùng. Do đó, các bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để người tiêu dùng hiểu và được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng. 

Trong đó, tập trung các giải pháp ổn định cung cầu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng nhằm giữ bình ổn mặt bằng giá cả thị trường từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022 cơ bản ổn định so thời điểm trước ngày 1/2/2022. 

(Theo ĐCSVN)

Các tin khác
Băng phủ kín cây cối trên các đỉnh núi ở Mù Cang Chải sáng 21/2. (Ảnh: FB: Kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải)

Theo tổng hợp nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính đến 16h ngày 24/2, đợt mưa to và rét hại trên địa bàn tỉnh từ ngày 19/2 đến nay đã gây thiệt hại khoảng 1,3 tỷ đồng.

Việc giá xăng dầu tăng cao đang ảnh hưởng trực tiếp tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân. Trao đổi của phóng viên Báo Yên Bái với ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Yên Bái về vấn đề này vè công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại tỉnh Yên Bái. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi!

Trong đợt giá rét vừa qua, nền nhiệt độ của tỉnh Cao Bằng giảm rất sâu, nhiều nơi xuất hiện băng giá, sương suối gây hại đến sản xuất, chăn nuôi của nông dân.

Ảnh minh hoạ.

Giá vàng thế giới đang ở mức cao nhất trong hơn 1 năm do căng thẳng Nga-Ukraine đẩy cao nhu cầu tìm kiếm “hầm trú ẩn” trên thị trường tài chính toàn cầu...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục