Trấn Yên đẩy nhanh tiến độ trồng rừng vụ xuân

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/3/2022 | 7:39:44 AM

YênBái - Ngay sau Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” vào ngày 7/2, huyện Trấn Yên đã tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng rừng. Kế hoạch năm nay, toàn huyện trồng 2.750 ha rừng; tập trung vào quế, tre Bát độ, rừng gỗ lớn, góp phần nâng cao giá trị kinh tế rừng và phục vụ công nghiệp chế biến gỗ.

Huyện Trấn Yên ra quân trồng rừng vụ xuân năm 2022.
Huyện Trấn Yên ra quân trồng rừng vụ xuân năm 2022.

Trước kia, do không có kinh nghiệm trồng rừng nên 10 ha đất rừng sản xuất của gia đình anh Trần Quốc Hoàng ở thôn Lương Tàm, xã Lương Thịnh chủ yếu để cây dại mọc hoặc chỉ là những cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế thấp. 

Những năm gần đây, thực hiện sự vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã, anh Hoàng đã chuyển đổi 1/2 diện tích đất rừng sang trồng tre Bát độ và quế. Diện tích còn lại, anh trồng keo lai theo chương trình trồng rừng gỗ lớn của huyện; nhờ đó, thu nhập bình quân đạt gần 200 triệu đồng/năm. 

Anh Hoàng cho biết: "Từ khi gia đình áp dụng trồng rừng một cách bài bản, khoa học với các giống cây cho giá trị kinh tế cao nên cho thu nhập ổn định, giúp gia đình có cuộc sống khá giả hơn”. 

Năm 2022, xã Lương Thịnh được giao chỉ tiêu trồng 250 ha rừng các loại; trong đó, có 190 ha rừng tập trung, 35 ha tre Bát độ, còn lại là rừng phân tán quy đổi. Xã phấn đấu trong năm 2022, xây dựng 400 ha cây keo theo chương trình trồng rừng gỗ lớn (FSC). Đến nay, Lương Thịnh đã trồng được 161 ha rừng các loại; trong đó, trồng tập trung 101,5 ha, đạt 64,6% kế hoạch. 

Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn, người dân trong xã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng rừng, nhất là cây quế nên đến nay vùng quế của xã Kiên Thành đạt gần 3.000 ha. Cùng với cây quế, Kiên Thành cũng có diện tích tre Bát độ lớn nhất huyện với trên 1.000 ha, góp phần đưa tổng thu nhập từ rừng của Kiên Thành hàng năm đạt trên 270 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. 

Ông Hoàng Ngọc Chấn - Phó Chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết: "Để thực hiện kế hoạch trồng thay thế 260 ha rừng các loại trong năm 2022, người dân đã chủ động cây giống và việc trồng lại đã đi vào nề nếp, chủ động. Xã tiếp tục vận động người dân tập trung thực hiện tốt cơ cấu rừng trồng; trong đó, trồng quế tập trung là 105 ha và 35 ha tre Bát độ. Thời điểm này, nhân dân trong xã đã trồng được 45 ha quế tập trung và 70 ha quế phân tán”.

Trong nhiều năm qua, huyện Trấn Yên xác định kinh tế rừng là thành phần quan trọng trong nội ngành nông nghiệp; vì vậy, cơ cấu rừng trồng của huyện có sự chuyển dịch tích cực. Đến nay, huyện Trấn Yên đã hình thành được các vùng trồng rừng tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như: vùng tre Bát độ trên 3.570 ha, vùng quế gần 20.000 ha và vùng trồng cây nguyên liệu giấy với hơn 17.000 ha. 

Trong công tác trồng rừng, đã tạo được nhiều chuỗi liên kết, từ cây quế, tre Bát độ và đã có nhiều sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP; đồng thời, thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng phát triển.

Năm 2022, huyện Trấn Yên có kế hoạch trồng thay thế 2.750 ha rừng các loại; trong đó, có 1.800 ha rừng tập trung gồm: trồng mới 125 ha tre Bát độ, trồng thay thế 1.075 ha quế tập trung, xây dựng vùng quế an toàn theo hướng hữu cơ là 8.000 ha tại 12 địa phương; trong đó, có 2.200 ha đạt tiêu chuẩn quốc tế; cấp chứng chỉ rừng FSC là 4.000 ha tại 8 địa phương. 

Ngay sau khi phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại thôn 4, xã Hòa Cuông đã và đang tập trung huy động nhân lực, vật lực thực hiện trồng rừng sau khai thác. Đến hết ngày 15/2, các địa phương huyện Trấn Yên đã trồng thay thế được trên 1.570 ha rừng các loại; trong đó, có 922 ha rừng tập trung, 654 ha rừng phân tán quy đổi, cây quế chiếm gần 72% diện tích đã trồng.

Trong ngày 18/2, huyện Trấn Yên đã ra quân trồng tre Bát độ tại xã Lương Thịnh, mở đầu cho việc trồng mới, trồng thay thế 125 ha tre Bát độ của năm 2022. Huyện phấn đấu đến hết tháng 4 sẽ hoàn thành trồng tre Bát độ; đồng thời, vụ xuân hoàn thành 70% trở lên kế hoạch trồng rừng năm 2022. 

Hồng Duyên

Tags Trấn Yên trồng rừng vụ xuân tết trồng cây rừng gỗ lớn trồng quế tre Bát độ

Các tin khác
Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn tăng tốc sản xuất đầu năm 2022.

Dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng do có sự chuẩn bị khá tốt về các kịch bản phòng, chống dịch nên tình hình sản xuất công nghiệp (SXCN) của các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp tục duy trì ổn định, giá trị SXCN trong tháng 1/2022 tăng 11,34% so với cùng kỳ năm 2021.

Ruộng bậc thang thôn Khe Táu, xã Phong Dụ Thượng đang trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách.

Năm 2021, lượng khách đến tham quan, trải nghiệm và lưu trú ở Phong Dụ Thượng tăng gần 300% so với năm trước. Với quần thể ruộng bậc thang thôn Khe Táu, khu vực suối nước nóng thuộc thôn Cao Sơn, thác nước Khe Ban, thác nước Khe Mạng...; hiếm có vùng đất nào trên địa bàn huyện Văn Yên lại sở hữu nhiều tiềm năng du lịch như Phong Dụ Thượng.

Bà Nguyễn Thị Mến - Giám đốc HTX Rau an toàn Minh Tiến kiểm tra quá trình ủ phân hữu cơ từ cây xanh.

Hướng đến nền nông nghiệp sạch, tạo ra nông sản an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều hợp tác xã (HTX), người dân trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh sử dụng phân hữu cơ (PHC) trong quá trình sản xuất.

Hội nghị triển khai Dự án theo chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm măng tre măng Bát Độ tại huyện Lục Yên

Dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát Độ năm 2022 được triển khai thực hiện tại 2 xã An Phú và Minh Tiến, huyện Lục Yên với tổng diện tích 30ha, 58 hộ dân tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục