Cấp bách đưa kit test COVID-19 vào bình ổn giá
- Cập nhật: Thứ tư, 2/3/2022 | 2:04:12 PM
Cơ sở pháp lý cho việc đưa kit test COVID-19 vào diện bình ổn giá đã có mà không phải đợi.
Giá kit test “nhảy múa” và người dân đang chịu gánh nặng về chi phí này.
|
Bộ Y tế đang tổng hợp để báo cáo Chính phủ
Về việc loạn giá kit test COVID-19, mới đây Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Y tế có ngay giải pháp quản lý giá, bình ổn mặt hàng này.
Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Minh Lợi, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế), cho hay: Vừa qua, Bộ Y tế đã họp với các bộ Tài chính, Công Thương và Tư pháp. Hiện Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi các địa phương, cơ quan liên quan để đề xuất danh mục.
"Theo kế hoạch, từ nay đến cuối tuần chờ tổng hợp xong, bộ sẽ thống nhất với Bộ Tài chính để báo cáo Chính phủ. Khi nào Chính phủ quyết định chính thức mới có cơ sở để triển khai. Bộ Y tế sẽ làm đúng theo thẩm quyền, trên tinh thần khẩn trương theo chỉ đạo của Chính phủ” - ông Lợi nói.
Về vấn đề loạn giá kit test COVID-19 trên thị trường, ông Lợi thông tin tuần trước Bộ Y tế đã họp với các doanh nghiệp và bộ đề nghị các đơn vị sản xuất, nhập khẩu kit test COVID-19 chủ động tăng cường hoạt động sản xuất, nhập khẩu sản phẩm để đảm bảo nguồn cung trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Các doanh nghiệp thực hiện công khai và cập nhật giá, trong đó có yêu cầu các nhà phân phối, bán lẻ thực hiện niêm yết giá, không gom hàng và tăng giá; không để tình trạng giá công bố cao nhưng giá bán thấp, tạo kẽ hở cho các nhà phân phối, bán lẻ lợi dụng làm lũng đoạn thị trường.
Không bán cho các đơn vị thu mua, đầu cơ để tăng giá khi nhu cầu trong nước đang tăng cao, gây khan hiếm thị trường.
"Cơ quan quản lý thị trường sẽ tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, khi phát hiện có vi phạm phải xử lý nghiêm. Người dân cần bình tĩnh, nghiên cứu, liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn chi tiết, tránh việc mua và sử dụng kit test khi chưa có nhu cầu, gây lãng phí không cần thiết, ảnh hưởng đến thị trường” - ông Lợi thông tin. |
Các tin khác
Măng cây tre mai ăn rất ngon; thân cây được dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, đồ mỹ nghệ và bột giấy…, lá dùng để gói bánh. Cây tre mai có thể trồng được ở hầu hết các địa phương trong tỉnh Yên Bái.
Rừng được quản lý, bảo vệ tốt hơn, chất lượng rừng được nâng lên, góp phần cải thiện sinh kế người trồng, bảo vệ và phát triển rừng (BVPTR). Đó là nhờ những năm gần đây, Yên Bái thực hiện nhiều giải pháp để BVPTR, nhất là từ khi thực hiện chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR).
Ngay sau Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” vào ngày 7/2, huyện Trấn Yên đã tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng rừng. Kế hoạch năm nay, toàn huyện trồng 2.750 ha rừng; tập trung vào quế, tre Bát độ, rừng gỗ lớn, góp phần nâng cao giá trị kinh tế rừng và phục vụ công nghiệp chế biến gỗ.
Dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng do có sự chuẩn bị khá tốt về các kịch bản phòng, chống dịch nên tình hình sản xuất công nghiệp (SXCN) của các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp tục duy trì ổn định, giá trị SXCN trong tháng 1/2022 tăng 11,34% so với cùng kỳ năm 2021.