Yên Bái: Nguồn lực quan trọng phát triển rừng bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/3/2022 | 1:51:12 PM

YênBái - Rừng được quản lý, bảo vệ tốt hơn, chất lượng rừng được nâng lên, góp phần cải thiện sinh kế người trồng, bảo vệ và phát triển rừng (BVPTR). Đó là nhờ những năm gần đây, Yên Bái thực hiện nhiều giải pháp để BVPTR, nhất là từ khi thực hiện chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR).

Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cùng cán bộ kiểm lâm, chủ rừng xác định vị trí hưởng phí dịch vụ môi trường rừng.
Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cùng cán bộ kiểm lâm, chủ rừng xác định vị trí hưởng phí dịch vụ môi trường rừng.

Là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển lâm nghiệp, những năm qua, ngoài việc làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng tại gốc, công tác phát triển rừng đặc biệt được chú trọng. Đồng thời, tỉnh chú trọng quy hoạch hình thành vùng trồng rừng gỗ lớn, rừng kinh tế đáp ứng cho chế biến, nhất là khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, sản xuất lâm nghiệp đã có bước chuyển quan trọng, từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội và trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Trong năm 2021, toàn tỉnh giao khoán, bảo vệ 231.759 ha rừng (122.491 ha rừng phòng hộ, 29.224 ha rừng đặc dụng, 80.043,9 ha rừng sản xuất); thực hiện chăm sóc tốt trên 50.000 ha rừng (2.438 ha rừng phòng hộ, 47.652 ha rừng trồng sản xuất). 

Bên cạnh đó, nhân dân và các công ty lâm nghiệp, các tổ chức xã hội trồng mới 16.000 ha rừng các loại. Tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển, chế biến, tàng trữ lâm sản trái phép đã cơ bản được kiểm soát; các vụ việc vi phạm được xử lý kịp thời, đúng pháp luật; chính sách chi trả phí DVMTR đã tạo nên bước chuyển quan trọng trong nhận thức và cách làm của người dân từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội và nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng. 

Bên cạnh đó, phí DVMTR là một nguồn tài chính quan trọng góp phần làm giảm áp lực cho việc bố trí cân đối ngân sách Nhà nước dành cho sự nghiệp BVPTR. Từ nguồn lực này, đã mang lại lợi ích lớn cho một bộ phận người dân sống gần rừng và sống bằng nghề rừng, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Trong năm 2021, Quỹ BVPTR đã tổ chức ký kết 3 hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR là Thủy điện Đồng Sung, Thủy điện Thác Cá 2, Thủy điện Thác Cá 1 thuộc Công ty TNHH Xuân Thiện. Hết năm 2021, toàn tỉnh đã ký 50 hợp đồng; tổng số tiền đã thu năm 2021 là trên 121 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2020; trong đó, thu ủy thác từ Quỹ BVPTR Việt Nam là trên 78 tỷ đồng, thu nội tỉnh là trên 43 tỷ đồng.

Trong năm 2021, đã chi tiền phí DVMTR cho các chủ rừng đủ điều kiện được hưởng DVMTR theo quy định là trên 102 tỷ đồng, tạm ứng tiền DVMTR năm 2021 là trên 30 tỷ đồng cho các chủ rừng. Trong đó, có 11 chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp với số tiền gần 70 tỷ đồng, tương ứng với diện tích rừng trên 114.000 ha, còn lại là chi trả đến tận tay cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân có diện tích rừng nằm trong các lưu vực được chi trả phí DVMTR. 

Ông Tô Xuân Quý - Giám đốc Quỹ BVPTR cho biết: qua thời gian triển khai thực hiện chi trả phí DVMTR trên địa bàn tỉnh, người dân và các chủ rừng nằm trong lưu vực được chi trả phí DVMTR đã ý thức hơn trong phát triển, quản lý và bảo vệ rừng. Tình trạng xâm chiếm đất rừng, phá rừng, khai thác lâm sản trái phép gần như không còn xảy ra trong diện tích rừng được hưởng phí DVMTR. Cùng với đó, phí DVMTR còn là nguồn lực quan trọng giúp tăng thu nhập cho người trồng rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Có thể khẳng định, chính sách chi trả DVMTR không chỉ huy động được nguồn lực xã hội mà còn bổ sung thêm nguồn tài chính cho phát triển rừng, thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội với công tác BVPTR. Qua đó, nâng cao năng lực quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, góp phần thực hiện hoàn thành chiến lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh.
Ngọc Trúc

Tags Yên Bái phát triển rừng bền vững chi trả phí dịch vụ môi trường rừng trồng rừng gỗ lớn rừng kinh tế

Các tin khác
Huyện Trấn Yên ra quân trồng rừng vụ xuân năm 2022.

Ngay sau Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” vào ngày 7/2, huyện Trấn Yên đã tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng rừng. Kế hoạch năm nay, toàn huyện trồng 2.750 ha rừng; tập trung vào quế, tre Bát độ, rừng gỗ lớn, góp phần nâng cao giá trị kinh tế rừng và phục vụ công nghiệp chế biến gỗ.

Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn tăng tốc sản xuất đầu năm 2022.

Dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng do có sự chuẩn bị khá tốt về các kịch bản phòng, chống dịch nên tình hình sản xuất công nghiệp (SXCN) của các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp tục duy trì ổn định, giá trị SXCN trong tháng 1/2022 tăng 11,34% so với cùng kỳ năm 2021.

Ruộng bậc thang thôn Khe Táu, xã Phong Dụ Thượng đang trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách.

Năm 2021, lượng khách đến tham quan, trải nghiệm và lưu trú ở Phong Dụ Thượng tăng gần 300% so với năm trước. Với quần thể ruộng bậc thang thôn Khe Táu, khu vực suối nước nóng thuộc thôn Cao Sơn, thác nước Khe Ban, thác nước Khe Mạng...; hiếm có vùng đất nào trên địa bàn huyện Văn Yên lại sở hữu nhiều tiềm năng du lịch như Phong Dụ Thượng.

Bà Nguyễn Thị Mến - Giám đốc HTX Rau an toàn Minh Tiến kiểm tra quá trình ủ phân hữu cơ từ cây xanh.

Hướng đến nền nông nghiệp sạch, tạo ra nông sản an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều hợp tác xã (HTX), người dân trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh sử dụng phân hữu cơ (PHC) trong quá trình sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục