Cho những cánh rừng Trạm Tấu mãi xanh

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/3/2022 | 7:38:30 AM

YênBái - Những ngày này, các cán bộ của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu thường xuyên thăm vườn, kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của cây giống để phục vụ cho công tác trồng rừng năm 2022. Mặc dù thời tiết mưa lạnh, diễn biến bất thường nhưng nhờ thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, bảo vệ nên các loại cây giống từ pơ mu, thông đến tô hạp, sơn tra đều phát triển tốt.

Các cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của cây giống để chuẩn bị cho công tác trồng rừng năm 2022.
Các cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của cây giống để chuẩn bị cho công tác trồng rừng năm 2022.

Ông Đào Công Trình - Giám đốc Ban QLRPH huyện Trạm Tấu cho biết: "Ban đang tích cực triển khai gieo, ươm 450.000 cây giống các loại để phục vụ cho nhiệm vụ trồng 320 ha rừng năm 2022; trong đó, có 250 ha rừng phòng hộ, còn lại là rừng sản xuất tại các xã, thị trấn. Hiện, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát hiện trường, rà soát quỹ đất trống trong quy hoạch và thực hiện việc ký kết với đơn vị tư vấn lập hồ sơ thiết kế. 

Bên cạnh đó, Ban cũng đã triển khai các giải pháp để thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trên 1.573 ha; trong đó, khoanh nuôi mới 500 ha, còn lại là khoanh nuôi chuyển tiếp”. 

Để đẩy mạnh công tác phát triển rừng, Ban QLRPH huyện thường xuyên phối hợp với các xã, thị trấn, kiểm lâm huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân về hiệu quả của kinh tế rừng; đồng thời, tổ chức hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây. Nhờ vậy, tính riêng giai đoạn 2015 - 2020, tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện đạt 2.762,4 ha, tăng 762,4 ha, vượt 38,1% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra.

Cùng với phát triển rừng, Ban QLRPH huyện Trạm Tấu đang tập trung triển khai các giải pháp để PCCCR trong mùa khô hanh. Ngay từ đầu năm, Ban đã xây dựng phương án PCCCR; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng tới các hộ, chủ rừng và các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản; thường xuyên theo dõi thông tin, cảnh báo nguy cơ cháy rừng để kịp thời thông báo đến nhân dân. 

Cùng đó, Ban phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng bản đồ xác định những khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để tổ chức diễn tập theo năm nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu và phối hợp của các cơ quan, đơn vị, địa phương, người dân trong PCCCR. 

Ông Đào Công Trình cho biết thêm: "Hiện, đơn vị được giao khoán bảo vệ trên 37.000 ha rừng. Trong điều kiện nhận thức của một bộ phận người dân về bảo vệ rừng còn hạn chế, tình trạng lấn chiếm đất rừng còn diễn ra, địa hình đồi núi chia cắt mạnh nên công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, vào mùa khô hanh, Ban phân công lãnh đạo phụ trách các khu thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các tổ bảo vệ rừng, thực hiện tuần tra trong thời gian nắng nóng. 

Ngoài ra, Ban phối hợp với các huyện: Bắc Yên, Phù Yên, Mường La (tỉnh Sơn La) để trao đổi thông tin, huy động lực lượng khi xảy ra cháy rừng tại các khu vực giáp ranh và thực hiện tốt quy chế phối hợp với các lực lượng công an, quân sự địa phương trong PCCCR”. 

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân mà số vụ cháy rừng trên địa bàn huyện Trạm Tấu giảm rõ rệt. Trước năm 2017, trung bình mỗi năm huyện Trạm Tấu xảy ra 5 - 6 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại lớn; đến nay, số vụ cháy giảm còn 1 - 2 vụ với diện tích không lớn. 

Cùng đó, từ khi người dân được nhận nguồn kinh phí từ chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng và chính sách giao khoán cho người dân bảo vệ thì ý thức chăm sóc bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn, nâng độ che phủ lên gần 62%. 

Với phương châm phòng ngừa là chính; chủ động, ngăn chặn và xử lý kịp thời cháy rừng; sẵn sàng nhân lực, nguồn lực, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động PCCCR, nâng cao chất lượng rừng, nâng tỷ lệ độ rừng che phủ ngày một lên cao. Diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Trạm Tấu cơ bản ổn định, không xảy ra vụ việc vi phạm nào về khai thác lâm sản làm ảnh hưởng đến rừng.

Hùng Cường

Tags Trạm Tấu phòng chống cháy rừng pơ mu sơn tra suối khoáng nóng

Các tin khác
Ảnh minh họa

Chiều 2/3, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn đã họp bàn để tìm giải pháp giữ ổn định xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga, sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Nhân dân xã Tân Phượng chung sức làm đường bê tông nông thôn.

Những con đường thênh thang rộng mở, hệ thống điện, đường, trường, trạm và nhà ở được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang, sạch đẹp; an ninh, chính trị được giữ vững... là những gì đang hiện hữu trên vùng “đất Ngọc” Lục Yên - nơi Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đang được triển khai mạnh mẽ, sôi nổi, rộng khắp.

Tại Lạng Sơn, hiệu suất thông quan vẫn rất thấp, trung bình chỉ giải phóng được khoảng 90-100 xe xuất/ngày.

Từ 1/3, quy trình giao nhận hàng hóa tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị được thực hiện theo phương thức "không tiếp xúc".

Với phương châm "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, năm 2021, Ngân hàng CSXH Lục Yên đã cho vay trên 1 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo với dư nợ 251 tỷ đồng. Các mô hình sử dụng vốn hiệu quả đã tạo sức lan tỏa để các hộ nghèo cùng nỗ lực vươn lên, góp phần giúp huyện Lục Yên hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo giai đoạn 2015-2020 và tạo tiền đề tốt cho công tác giảm nghèo giai đoạn 2021-2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục