Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Mù Cang Chải bám sát cơ sở, đồng hành cùng nông dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/3/2022 | 7:35:23 AM

YênBái - Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Mù Cang Chải đã nỗ lực làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đồng hành cùng người dân vùng cao.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp Mù Cang Chải hướng dẫn người dân xã Hồ Bốn kỹ thuật trồng khoai sọ.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp Mù Cang Chải hướng dẫn người dân xã Hồ Bốn kỹ thuật trồng khoai sọ.

Bám sát địa bàn, "3 cùng” với nhân dân, những cán bộ của Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực đăng ký tham gia sản xuất; tư vấn, hướng dẫn nhân dân mua các giống lúa, vật tư chất lượng, đúng chủng loại, nguồn gốc; "cầm tay chỉ việc” từng khâu, từng bước giúp đồng bào yên tâm ổn định sản xuất. 

Chị Giàng Thị Ly ở xã Lao Chải chia sẻ: "Những ngày trước, thời tiết rất lạnh nhưng cán bộ của Trung tâm vẫn đến từng nhà hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi chăm sóc, bảo vệ mạ và gia súc khỏi chết rét. Nhờ thực hiện đúng hướng dẫn, gia đình tôi đã hoàn thành gieo cấy gần 1.000 m2 ruộng, mạ sinh trưởng tốt; 2 con trâu vẫn khỏe mạnh”. 

Đặc biệt, từ vụ đông xuân 2021 - 2022, nông dân huyện Mù Cang Chải không còn được tỉnh hỗ trợ lúa giống, vật tư nông nghiệp. Thế nhưng huyện vẫn hoàn thành gieo cấy trên 1.784 ha lúa và 66 ha rau màu các loại theo đúng khung lịch thời vụ. 

Kết quả ấy có được là nhờ đội ngũ cán bộ của Trung tâm đã bám sát cơ sở, đồng hành và hướng dẫn người dân kịp thời ổn định sản xuất. Năm 2021, Trung tâm đã tổ chức 23 lớp tập huấn cho 920 học viên; trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trên đồng ruộng cho trên 8.400 lượt người. Trung tâm cũng thực hiện 48 kỳ điều tra định kỳ dự báo tình hình sinh vật gây hại để kịp thời hướng dẫn nhân dân cách phòng trừ, không gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. 

Trong năm, Trung tâm phối hợp tổ chức, hướng dẫn nhân dân triển khai mô hình trồng 30 ha hồng giòn tại xã Nậm Khắt cho 117 hộ; mô hình trồng khoai sọ tại xã Hồ Bốn quy mô 5 ha, năng suất trung bình đạt trên 82 tạ/ha; mô hình nuôi vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học tại xã Lao Chải quy mô 74 con với 25 hộ tham gia. 

Trong công tác chăn nuôi và thú y, Trung tâm hướng dẫn nhân dân phòng, chống các loại dịch bệnh: lở mồm long móng, tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục. Cùng đó, thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng; tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân đăng ký vắc xin tiêm phòng, chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm. 

Trung tâm đã tham mưu trình UBND huyện tạm ứng cấp kinh phí mua vắc xin viêm da nổi cục để tiêm phòng cho trâu, bò ở 13 xã và thị trấn; hướng dẫn kịp thời các biện pháp nuôi nhốt, chăm sóc, chữa trị, khoanh vùng dập dịch, vệ sinh, phun thuốc tiêu độc khử trùng, không để dịch lây lan ra diện rộng.

Nông nghiệp của Mù Cang Chải đang hướng đến sản xuất quy mô tập trung, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật. Do vậy, trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục tăng cường các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; nắm bắt thị trường, tư vấn cho nhân dân về giống cây trồng mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là tư vấn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng các chuỗi liên kết giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Hoài Anh

Tags hỗ trợ phát triển nông nghiệp Mù Cang Chải nông dân chăn nuôi thú y lở mồm long móng tả lợn châu Phi viêm da nổi cục chuỗi liên kết "3 cùng”

Các tin khác
Đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu.

Nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là thực sự cần thiết.

Giá vàng giảm mạnh.

Tiếp tục tăng mạnh và vượt mốc 74 triệu đồng/lượng vào sáng 8-3 nhưng chỉ ít giờ sau đó, giá vàng trong nước đảo chiều giảm mạnh, xuống sát mốc 72 triệu đồng/lượng.

Nông dân thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn trao đổi kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP.

Mặc dù là một tỉnh miền núi nhưng nhiều năm gần đây, Yên Bái đã đẩy mạnh việc vận động, khuyến khích, nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng "nông nghiệp xanh". Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 130 cơ sở, nhóm hộ áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như VietGAP, hữu cơ...

Tổ góp vốn xoay vòng của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Thịnh thu tiền góp vốn của các hội viên.

Tổ góp vốn xoay vòng của Hội Phụ nữ xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn được thành lập cuối năm 2020. Sau gần 2 năm hoạt động, việc góp vốn đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục