Chống thất thu thuế với thương mại điện tử xuyên biên giới

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/3/2022 | 7:39:04 AM

Tổng cục Thuế vừa đưa vào hoạt động Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài để đăng ký, kê khai và nộp thuế. Đây được cho là giải pháp quan trọng giúp chống thất thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.

Số lượng người sử dụng Facebook Messenger để quảng bá và bán hàng trực tuyến tại Việt Nam nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.
Số lượng người sử dụng Facebook Messenger để quảng bá và bán hàng trực tuyến tại Việt Nam nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.

Cơ quan thuế đang quản lý hai nhóm đối tượng chính có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh thương mại điện tử mua bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và thương mại điện tử xuyên biên giới. Quản lý thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới đang thực hiện thông qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài).

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua có khoảng 14 tập đoàn, công ty công nghệ lớn trên thế giới và 8 trang điện tử hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới có thu nhập tại Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ thuế, số thuế thu được thông qua khấu trừ, nộp thay. Thu thuế qua nền tảng kinh doanh xuyên biên giới đến năm 2021 đạt hơn 5.000 tỷ đồng, trong đó, riêng Tập đoàn Facebook, Google mỗi bên là hơn 1.600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn so với thực tế hoạt động của các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam. Hiện Việt Nam là nơi sử dụng Facebook Messenger (ứng dụng tin nhắn tức thời của Facebook) để quảng bá, bán hàng và chăm sóc khách hàng trực tuyến nhiều hơn hẳn so với các nước khác trong khu vực. Doanh nghiệp, cá nhân còn sử dụng các mạng xã hội, các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới để thực hiện hoạt động mua, bán hàng hóa xuyên biên giới dưới các hình thức không ký kết hợp đồng mua bán.

Bên cạnh đó, không ít dịch vụ khác được cung cấp xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam, như phim trực tuyến, nhạc trực tuyến, các ứng dụng đặt khách sạn trực tuyến… Dịch vụ xem truyền hình trả tiền của Netflix đang đứng thứ 2 trong tốp 5 dịch vụ truyền hình trực tuyến phổ biến, chỉ sau FPT Play (ứng dụng xem truyền hình trực tuyến) với trên 300.000 thuê bao. Đặc biệt, theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử hai con số.

Theo Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế), sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới của thương mại điện tử xuyên biên giới trong thời gian qua đặt ra những thách thức không nhỏ đối với cơ quan thuế. Đó là khả năng quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, khó kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế, việc kiểm soát dòng tiền cũng không dễ dàng. Với đặc thù của các nhà cung cấp ở nước ngoài là không có cơ sở thường trú ở Việt Nam, các hoạt động kinh doanh chủ yếu thông qua môi trường số và trên các ứng dụng internet…, nên các hình thức đăng ký, kê khai, nộp thuế truyền thống không còn phù hợp và khó thực hiện.

Vì vậy, Tổng cục Thuế đã xây dựng và vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế trực tiếp. Nhà cung cấp nước ngoài sẽ nộp thuế theo quý với tiền thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có. Theo quy định, cơ quan thuế ở Việt Nam có quyền phối hợp với cơ quan thuế ở nước ngoài để trao đổi, đôn đốc nhà cung cấp nước ngoài kê khai, nộp thuế; truy thu thuế với nhà cung cấp nước ngoài nếu chứng minh được họ kê khai, nộp thuế không đúng thực tế. Đồng thời, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định với trường hợp nhà cung cấp nước ngoài không tuân thủ nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế - tài chính Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) đánh giá, việc vận hành Cổng thông tin trên là rất cần thiết và quan trọng trong bối cảnh hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng đa dạng, phong phú, có nhiều hình thức khác nhau, giúp doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh và có thu nhập từ Việt Nam thuận lợi trong tiếp cận chính sách thuế, kê khai và nộp thuế cho Việt Nam, đặc biệt khi các doanh nghiệp này không có đại diện chính thức tại Việt Nam.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho rằng, việc triển khai hoạt động Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài sẽ đem lại hiệu quả to lớn, tạo tiền đề tốt để ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
(Theo HNMO)

Các tin khác
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính tập trung trang thiết bị thi công công trình cầu Giới Phiên. (Ảnh: Văn Tuấn)

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình và giải ngân vốn đầu tư công, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 được Thường trực Tỉnh ủy giao nhiệm vụ triển khai cho Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và lãnh đạo các đơn vị chủ đầu tư.

Sản phẩm thanh long ruột đỏ Minh Quân bày bán tại cửa hàng các sản phẩm OCOP - Anmart đặc sản Yên Bái và các vùng miền.

Những năm gần đây, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) trở thành cây thế mạnh kinh tế ở xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, giúp nhiều hộ vươn lên làm giàu và mở hướng phát triển kinh tế mới. Đáng phấn khởi là, năm 2021, quả TLRĐ ở Minh Quân đạt tiêu chuẩn VietGAP và được chứng nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao.

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh hướng dẫn người nộp thuế quyết toán thuế năm 2021 theo phương thức điện tử.

Hiện, ngành thuế Yên Bái đang gấp rút hướng dẫn người nộp thuế (NNT) công tác quyết toán các loại thuế năm 2021. Để tạo thuận lợi cho NNT khi thực hiện quyết toán thuế (QTT), Cục Thuế tỉnh triển khai Chương trình “Tháng hỗ trợ QTT”.

Thực hiện quy định của pháp luật về hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thông báo về việc áp dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục