Thái Lan rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá thép Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/4/2022 | 7:43:43 AM

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan cần cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Bộ Ngoại thương Thái Lan.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cuối tháng 4, DOC sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về điều tra chống bán phá giá mật ong của Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Ngoại thương Thái Lan (DFT) vừa khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thép phủ màu có xuất xứ từ Việt Nam.

Bộ Ngoại thương Thái Lan đã gửi bản câu hỏi và yêu cầu các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan của Việt Nam nộp bản trả lời trước 16h30 ngày 2/5/2022 (giờ Bangkok).

Với thép mạ hợp kim nhôm kẽm, danh sách các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam được nêu tên bao gồm: Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim, Công ty TNHH một thành viên Tôn Hòa Phát, Công ty Cổ phần Tôn mạ Vnsteel Thăng Long, Công ty Cổ phần Maruichi Sun Steel, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc, Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam, Công ty Thép Miền Nam.

Thép phủ màu gồm: Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim, Công ty TNHH một thành viên Tôn Hòa Phát, Công ty Cổ phần Tôn mạ Vnsteel Thăng Long, Công ty Cổ phần Maruichi Sun Steel, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc, Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam, Công ty Thép Miền Nam, Công ty Cổ phần Tôn mạ màu Fujiton.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan cần phối hợp trả lời bảng câu hỏi và cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Bộ Ngoại thương Thái Lan. Đồng thời, thường xuyên liên lạc với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

(Theo VTV)

Các tin khác

3 sản phẩm hữu cơ đang được tập trung phát triển gồm: cây dược liệu, chủ yếu là cây lá khôi; sản xuất quế an toàn theo hướng hữu cơ và vùng quế đạt chứng nhận quốc tế và trong nước.

Mô hình trồng su su lấy ngọn ở xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải.

Vụ đông vừa qua, thay vì trồng ngô như mọi năm, gia đình chị Hờ Thị Xẩy ở bản Háng Chua Say, xã La Pán Tẩn chuyển 700 m2 đất nương sang trồng cải ngọt, cải củ và cây gia vị. Việc chuyển đổi đã giúp gia đình chị lãi khoảng 8 triệu đồng, cao gấp 2 lần trồng ngô. Đó là ví dụ về việc dần thay đổi tư duy sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường của nông dân Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Yên Bình hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng tại xã Tân Nguyên.

Năm 2022, huyện Yên Bình đặt mục tiêu trồng mới 3.500 ha rừng.

Nhân viên Công ty TNHH Thảo dược Kiên Minh sơ chế dược liệu trước khi đưa vào chế biến.

Những năm qua, từ các chính sách phát triển cây dược liệu, Yên Bái đã xây dựng thành công nhiều khu vực trồng dược liệu tập trung liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến dược phẩm, ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất giống, chăm sóc, thu hái và bảo quản theo tiêu chuẩn thực hành của Tổ chức Y tế thế giới (GACP - WHO).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục