Yên Bái “tam nông” khởi sắc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/8/2022 | 1:55:23 PM

YênBái - Tính đến hết tháng 7/2022, toàn tỉnh có 88 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt 58,67%; 17 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 3 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn NTM. Hiện nay, toàn tỉnh có 3 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 26 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 33 xã đạt từ 6 - 9 tiêu chí.

Yên Bái đã hình thành được vùng lúa đặc sản chất lượng cao 3.000 ha. (Trong ảnh: Nông dân Văn Chấn thu hoạch lúa mùa).
Yên Bái đã hình thành được vùng lúa đặc sản chất lượng cao 3.000 ha. (Trong ảnh: Nông dân Văn Chấn thu hoạch lúa mùa).

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 14/4/1946, trong bức thư gửi các điền chủ và nông gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh… Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính.” Lời chỉ dẫn của Bác đã và đang được hiện thực hóa ở khắp các vùng quê Yên Bái. 

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển mạnh mẽ, nhất là Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) để lại dấu ấn đậm nét, tạo nên nông thôn mới (NTM) với nhiều đổi thay, không chỉ đẹp về diện mà còn mới cả về chất. 

Từ một địa phương hàng năm thiếu hàng ngàn tấn lương thực, nay không chỉ bảo đảm cân đối lương thực tại chỗ mà còn có nhiều sản phẩm nông, lâm sản hàng hóa. Cái đói tháng ba ngày tám đã không còn; những thửa ruộng trước đây chỉ sản xuất một vụ, nay đưa vào sản xuất hai vụ, ba vụ trong năm. Người dân từ chỗ lấy chặt phá, khai thác rừng là chính, nay chuyển sang trồng và tu bổ rừng, kinh tế lâm nghiệp đã trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh… 

Cái được rõ nét nhất trong "tam nông” chính là đã làm thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chuyển sang sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao. 

Yên Bái đã xây dựng được hệ thống quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch sản phẩm nông - lâm nghiệp, quy hoạch NTM gắn với ban hành bộ cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản và XDNTM một cách đồng bộ, toàn diện. 

Không chỉ mở rộng quy mô mà còn nâng cao chất lượng, hiệu quả các vùng sản xuất tập trung chuyên canh gắn với hình thành thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm nông - lâm nghiệp. 

Vùng lúa đặc sản chất lượng cao 3.000 ha, ngô 15.000 ha, cây ăn quả gần 10.000 ha, chè 8.000 ha (chè Shan trên 1.700 ha, chè giống tiến bộ kỹ thuật trên 3.500 ha), dâu tằm gần 1.000 ha, nguyên liệu gỗ rừng trồng sản xuất trên 220.000 ha, đàn trâu, bò gần 130.000 con, vùng nuôi trồng thủy sản trên 2.600 ha và trên 2.000 lồng cá; chú trọng phát triển sản phẩm nông - lâm nghiệp theo chuỗi giá trị. Toàn tỉnh xây dựng, phát triển được 94 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có trên 20 sản phẩm đặc sản, hữu cơ đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao... 

Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, Yên Bái cũng đã xác định được một số loài cây trồng để phát triển hình thành vùng sản xuất hàng hóa lâm nghiệp tập trung. Vùng quế tổng diện tích đạt trên 78.000 ha; vùng tre măng Bát độ có tổng diện tích 6.600 ha; vùng trồng cây sơn tra trên 10.000 ha. Phát triển khá mạnh sản phẩm đặc sản, hữu cơ như sơn tra, quế tại các vùng trọng điểm trồng quế của tỉnh gồm các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn với diện tích 40.000 ha. 

Trong đó, diện tích được cấp chứng chỉ quế hữu cơ đạt trên 4.500 ha, đạt 450% so với mục tiêu đề ra. Phát triển 14 chủng loại cây dược liệu gồm: quế, sơn tra, thảo quả, đinh lăng, sả, ba kích, giảo cổ lam, sâm Ngọc Linh, ý dĩ, hà thủ ô đỏ, cà gai leo, lá khôi, atiso, đương quy... 

Huyện Trấn Yên đã và đang rất thành công khi chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. Với trên 760 ha dâu, sản lượng kén đạt trên 1.000 tấn, bán cho thu 100 tỷ đồng. 

Việc trồng dâu, nuôi tằm đem lại hiệu quả rất cao, giá trị thu nhập từ 1 ha trồng dâu và nuôi tằm đạt từ 220 đến 250 triệu đồng/ha/năm, cao hơn so với sản xuất lúa từ 2,5 đến 3 lần… 

Chương trình XDNTM đã đạt và vượt các mục tiêu đề ra, tạo bước đột phá lịch sử, làm thay đổi diện mạo nông thôn. Vị thế người dân được nâng cao, đời sống cải thiện rõ nét, sản xuất nông nghiệp tiếp tục được tái cơ cấu theo hướng hiện đại, bền vững hơn. 


Ông Nhâm Xuân Trường - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó chánh Văn phòng Điều phối NTM của tỉnh cho biết: "Tỉnh sẽ tiếp tục triển khai chương trình NTM gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Cùng với đó, thực hiện XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu với quan điểm XDNTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”. 

Có thể nói, trong XDNTM tâm đắc nhất chính là sự thay đổi về nhận thức. Sự thay đổi ấy có thể đo bằng lượng, được đánh giá bởi góc độ đa chiều. Đó là đổi mới trong tư duy và phương pháp tổ chức thực hiện của chính quyền cơ sở. Đặc biệt là người dân được phát huy vai trò chủ thể trong XDNTM, từ đó củng cố niềm tin tuyệt đối vào Đảng và Nhà nước. 

Một nền nông nghiệp phát triển bền vững, một nông thôn đẹp về diện, mới về chất, nông dân là chủ thể - đó chính là bản chất, là mục tiêu, là con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. 
Thanh Phúc

Tags Yên Bái nông thôn mới nông nghiệp tam nông

Các tin khác
Nút giao IC12 cao tốc Nội Bài - Lào Cai mở ra cơ hội kết nối liên vùng.

Sau khi tuyến đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đầu tư xây dựng hoàn thành năm 2014 đã mở ra cơ hội lớn trong phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh kết nối với tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Đến nay, đã có 22 tuyến đường, công trình cầu có tính kết nối vùng, liên vùng với cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã và đang triển khai đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện, đồng bộ mạng lưới giao thông của tỉnh Yên Bái...

May mặc là nhóm hàng đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Sau những khó khăn của dịch bệnh Covid-19, hơn nửa đầu năm 2022, xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh tiếp tục có sự hồi phục, tăng trưởng. Tuy nhiên, nhiều khó khăn, tác động do giá cả và diễn biến của thế giới, lo ngại tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (XK) sẽ dần chậm lại vào những tháng cuối năm.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò của ông Nguyễn Văn Cầu ở tổ dân phố Văn Thi 3, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn.

Chúng tôi cùng lãnh đạo huyện Văn Chấn, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đến thăm mô hình chăn nuôi trâu, bò thương phẩm của ông Nguyễn Văn Cầu ở tổ dân phố Văn Thi 3, thị trấn Sơn Thịnh rộng trên 2,5 ha, với quy mô nuôi 60 con trâu, bò thương phẩm/lứa.

Ngành giao thông vận tải ứng dụng phần mềm công nghệ để quản lý, theo dõi và kiểm soát hoạt động vận tải hành khách.

Đường bộ, đường thủy nội địa và đường sắt được xác định là huyết mạch GTVT của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời đại công nghệ số, con “đường mạng” có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục