Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tăng cường quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/9/2022 | 7:40:30 AM

Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã vận động, liên kết, thu hút doanh nghiệp đầu tư vốn để hội viên chủ động đưa các cây con giống mới, tập huấn khoa học kỹ thuật; kết nối thị trường bao tiêu sản phẩm. Qua đó, hàng chục sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử, tạo đầu ra và thu nhập ổn định cho hội viên.

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và Bưu điện tỉnh ký kết đưa sản phẩm của hội viên nông dân lên sàn giao dịch, giới thiệu và bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và Bưu điện tỉnh ký kết đưa sản phẩm của hội viên nông dân lên sàn giao dịch, giới thiệu và bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Hội Nông dân huyện Trạm Tấu thời gian qua đã tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ hội viên xây dựng, quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) giúp hội viên phát triển kinh tế. Đến hết tháng 8/2022, tổng nguồn vốn quỹ HTND huyện là trên 2,5 tỷ đồng, với trên 70 hộ vay phát triển kinh tế. 

Hội Nông dân huyện đã phối hợp tổ chức trên 150 buổi hướng dẫn, tuyên truyền kỹ thuật các biện pháp phòng, chống đói rét cho gia súc, kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc lúa xuân, ngô, khoai sọ... 

Đồng thời liên kết với Tổng Công ty Y dược Tây Bắc thí điểm đưa cây sâm Hoàng Shin Cô vào trồng tại 5 hộ ở xã Xà Hồ với diện tích 1 ha. Cây sinh trưởng và phát triển tốt, sau khi thu hoạch đem lại giá trị 50 triệu đồng/ha. 

Từ hiệu quả cây sâm Hoàng Shin Cô, Hội nhân rộng mô hình ra các thôn, đến nay có 3 thôn Sáng Páo, Háng Xê, Háng Thồ của xã Xà Hồ trồng loại cây này với diện tích 5 ha. 


Các sản phẩm OCOP tỉnh Yên Bái trên sàn thương mại điện tử

Ông Vũ Đăng Quỳnh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trạm Tấu cho biết: "Chúng tôi chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, kết nối doanh nghiệp, hỗ trợ hội viên quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm. Hiện, toàn huyện có 17 sản phẩm nông sản được hỗ trợ tiêu thụ như: bí xanh thơm, bí đỏ hồ lô, khoai sọ, chanh leo, sâm Hoàng Shin Cô, măng sặt, chè Púng Luông...”. 

Các cấp Hội nông dân trong tỉnh đã phối hợp, liên kết với trên 30 doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm nông - lâm nghiệp, tiêu biểu như: Công ty TNHH Tân Lộc Phát thành phố Hồ Chí Minh đầu tư trồng 1.000 m2 mướp đắng lấy hạt tại Bản Đêu, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ; HTX Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Quỳnh Anh đầu tư trồng 20 ha dưa chuột tại xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải... 

Từ tháng 4/2022, Hội đã phối hợp Bưu điện tỉnh ký kết thu thập thông tin của 40.000 hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn giao dịch, giới thiệu và bán sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn. Đến nay, có 10.000 hộ được cấp tài khoản trên Postmart.vn, có 108 sản phẩm OCOP của hội viên được giới thiệu như: chè Bát tiên Minh Bảo, chè Shan tuyết Púng Luông, cao cà gai leo Viễn Sơn, gạo Séng cù Mường Lò, mật ong Vân Hội, sơn tra, miến Giới Phiên, măng khô nứa tép… 

Theo ông Giàng A Câu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, ngoài việc liên kết, thu hút doanh nghiệp đầu tư vốn để hội viên đưa các giống mới vào trồng trọt, chăn nuôi, kết nối thị trường bao tiêu sản phẩm, Hội đã ký kết phối hợp với Bưu điện tỉnh đào tạo, tập huấn về xúc tiến thương mại cho cán bộ, hội viên; tổ chức hội chợ online giới thiệu nông sản an toàn lên Postmart.vn; phát triển mạng lưới cộng tác viên, đại lý bán hàng; triển khai các chương trình truyền thông về chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn cho hội viên. 

Qua đó, hỗ trợ chuyển đổi số, tham gia sàn thương mại điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ động tìm kiếm thị trường, có thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; giảm thiểu tình trạng ùn ứ nông sản, giúp người dân giữ giá nông sản. 

Minh Huyền

Tags Hội Nông dân tỉnh Yên Bái quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông dân Tổng Công ty Y dược Tây Bắ

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình chị Hoàng Linh thôn 3, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình có quy mô trên 100 con lợn thương phẩm/lứa.

Gần 4 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, hiện nay người chăn nuôi trong toàn tỉnh đang tập trung tăng đàn vật nuôi phục vụ nhu cầu thực phẩm tăng cao của người dân vào dịp cuối năm.

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo nhờ khai thác tiềm năng và lợi thế tại địa phương.

Trong những năm qua, huyện Văn Chấn đề ra nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp khai thác và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đồng thời tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào huyện nhằm tạo ra sự bứt phá về kinh tế, tạo việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách Nhà nước.

Nhiều ngân hàng tư nhân đã áp dụng mức lãi suất tiền gửi trên 7%/năm, có nơi vượt 8%/năm với các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

Mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi tăng nhanh tại nhiều ngân hàng tư nhân, có nơi lên đến trên 8%/năm.

Mô hình trồng mắc ca xen chè của anh Nguyễn Thanh Hải ở tổ 1, thị trấn Nông trường Liên Sơn.

Văn Chấn hiện có 4.485,1 ha chè; trong đó: 376,4 ha chè trồng mới, 4.108,7 ha chè kinh doanh, năng suất bình quân đạt 110,35 tạ /ha, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 45.000 tấn. Chè là loại cây đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế tại hầu hết các xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục