Yên Bái chủ động tăng đàn, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cuối năm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/9/2022 | 7:40:21 AM

YênBái - Gần 4 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, hiện nay người chăn nuôi trong toàn tỉnh đang tập trung tăng đàn vật nuôi phục vụ nhu cầu thực phẩm tăng cao của người dân vào dịp cuối năm.

Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình chị Hoàng Linh thôn 3, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình có quy mô trên 100 con lợn thương phẩm/lứa.
Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình chị Hoàng Linh thôn 3, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình có quy mô trên 100 con lợn thương phẩm/lứa.


Những ngày này, nhiều hộ dân chăn nuôi ở xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn đang tập trung đầu tư chuồng trại, mở rộng quy mô để tăng đàn vật nuôi, nhất là chăn nuôi lợn. Ông Trần Văn Huynh, thôn Kiến Thịnh 1 cho biết: "Hiện nay, trang trại của gia đình có 10 con lợn nái và 100 lợn thương phẩm. Gia đình đang tiếp tục xây thêm 4 chuồng để tăng đàn thêm 50 con lợn thương phẩm nhằm phục vụ dịp Tết Nguyên đán Quý Mão. Nếu giá thịt lợn duy trì ở mức trên 63.000 đồng/kg, người chăn nuôi sẽ có lãi". Toàn xã Chấn Thịnh hiện có 23 mô hình chăn nuôi, trong đó có 2 mô hình chăn nuôi lợn quy mô từ 500 đến 1.000 con/lứa, số còn lại quy mô dưới 200 con/lứa. 

Ông Lại Văn Đông - Bí thư Đảng ủy xã Chấn Thịnh cho biết: "Là địa phương có diện tích đất tự nhiên rộng, cùng với lúa, trồng rừng, xã chỉ đạo nhân dân chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo đó, hàng năm, xã chủ động rà soát các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về chăn nuôi để người dân đăng ký; tập trung tuyên truyền, vận động và khuyến khích các hộ chăn nuôi nên tiêm phòng cho vật nuôi. Đặc biệt dịp này, giá thịt lợn đang mức cao, địa phương khuyến khích người dân tăng đàn để phục vụ cho thị trường thực phẩm cuối năm”.  

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, huyện Văn Chấn vận động nhân dân tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhờ vậy, đến nay toàn huyện có tổng đàn gia súc chính trên 110.556 con, trong đó đàn trâu 14.156 con, đàn bò gần 7.482 con, đàn lợn 88.928 con. 

Toàn huyện có gần 150 mô hình chăn nuôi lợn quy mô vừa, 113 cơ sở chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ 10 con trở lên; nhiều mô hình chăn nuôi cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Cũng như huyện Văn Chấn, người chăn nuôi ở huyện Lục Yên cũng đang đẩy nhanh tốc độ tái đàn. 

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, để bảo đảm nguồn cung thực phẩm, nhất là mặt hàng thịt lợn, ngay từ quý 3/2022, cán bộ nông nghiệp huyện chủ động hướng dẫn người chăn nuôi tái đàn gia súc, gia cầm. Đến nay, tổng đàn gia súc chính của huyện Lục Yên có trên 105.000 con, trong đó, đàn trâu trên 18.000 con; đàn bò trên 1.600 con; đàn lợn hơn 85.000 con.


Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng cán bộ chuyên môn Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và huyện Văn Chấn kiểm tra tình hình phát triển chăn nuôi đàn gia súc chính tại xã Đồng Khê. 

Nhờ tận dụng các thế mạnh và nhiều giải pháp trong phát triển chăn nuôi, nhất là các chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi nên đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Yên Bái có tổng đàn gia súc chính khoảng 715.809 con (trong đó đàn trâu 97.293 con, đàn bò 36.758 con, đàn lợn 581.758 con), đạt 94,2% kế hoạch năm 2022 và bằng 103,8% so với cùng kỳ năm 2021; tổng đàn gia cầm khoảng 6.938.425, đạt 102% kế hoạch năm 2022 và bằng 113% so với cùng kỳ năm 2021. 

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại 8 tháng đầu năm ước đạt 44.936 tấn, đạt 100,5% so với cùng kỳ năm 2021. Cùng với đó, các sản phẩm đặc sản như: gà đen có 145.700 con, đạt 97% kế hoạch; lợn bản địa 89.626 con, đạt 104% kế hoạch; vịt bầu Lâm Thượng 121.100 con, đạt 101% kế hoạch.

Như vậy, đến nay, các chỉ tiêu kế hoạch về đầu đàn và sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi tại thời điểm này gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19… dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến lợi nhuận của người chăn nuôi giảm. 

Để nhanh chóng ổn định sản xuất, cung cấp nguồn thực phẩm cho thị trường vào dịp Tết Nguyên đán 2023, các trang trại và hộ chăn nuôi đã tập trung mọi điều kiện để tái đàn chăn nuôi. Theo tính toán và dự báo, hàng năm vào dịp tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng thịt, trứng sẽ tăng cao từ 10 - 15%. 



Với thực tế sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây và 8 tháng đầu năm 2022 đã đáp ứng đủ nhu cầu của người dân và còn dư thừa sản lượng bán ra ngoại tỉnh. 

Ước tính sản lượng thịt hơi của tháng tết (tháng 2 năm 2023) đạt khoảng 5.500 tấn. Theo tính toán của ngành nông nghiệp, lượng tiêu thụ của tỉnh Yên Bái khoảng 5.000 tấn cho tháng tết và dư thừa xuất bán ra ngoại tỉnh khoảng 500 tấn. 

Ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: "Hiện nay, giá thành của thịt lợn đang cao và ổn định nên ngành đã triển khai chỉ đạo việc tái đàn nhưng phải an toàn, theo quy hoạch, đảm bảo đầu ra ổn định. Ngành khuyến cáo người dân không tái đàn ồ ạt với số lượng lớn, đặc biệt chú trọng công tác thú y nhằm giảm thiểu những rủi ro khi có dịch bệnh. Cùng với đó, tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại”.

Cùng với việc tuyên truyền người chăn nuôi tái đàn an toàn, đảm bảo nhu cầu thị trường cuối năm, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp chăn nuôi bền vững, hiệu quả cho người chăn nuôi. 

Trong đó, để bảo vệ và duy trì phát triển đàn gia súc, gia cầm, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan, nhất là cơ quan chuyên môn cấp huyện hướng dẫn các hộ chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm nhập vào địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển chăn nuôi, nhập đàn, tái đàn theo kế hoạch, trong đó khuyến khích các hộ chăn nuôi mở rộng quy mô chăn nuôi, nhập đàn bằng các chính sách hỗ trợ của tỉnh theo Nghị quyết 69 và Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh về hỗ trợ các chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi, hỗ trợ chăn nuôi hàng hóa, hỗ trợ chăn nuôi đặc sản hữu cơ. 

Thường xuyên theo dõi sát diễn biến của thị trường để có kế hoạch sản xuất chăn nuôi phù hợp, tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, tổ hợp tác để chủ động đầu vào, đầu ra đồng bộ các khâu từ con giống, thức ăn thuốc thú y và tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo nguồn cung ứng sản lượng thịt cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Văn Tuấn

Tags Yên Bái tăng đàn đàn vật nuôi thực phẩm trang trại lợn mô hình chăn nuôi

Các tin khác
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo nhờ khai thác tiềm năng và lợi thế tại địa phương.

Trong những năm qua, huyện Văn Chấn đề ra nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp khai thác và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đồng thời tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào huyện nhằm tạo ra sự bứt phá về kinh tế, tạo việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách Nhà nước.

Nhiều ngân hàng tư nhân đã áp dụng mức lãi suất tiền gửi trên 7%/năm, có nơi vượt 8%/năm với các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

Mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi tăng nhanh tại nhiều ngân hàng tư nhân, có nơi lên đến trên 8%/năm.

Mô hình trồng mắc ca xen chè của anh Nguyễn Thanh Hải ở tổ 1, thị trấn Nông trường Liên Sơn.

Văn Chấn hiện có 4.485,1 ha chè; trong đó: 376,4 ha chè trồng mới, 4.108,7 ha chè kinh doanh, năng suất bình quân đạt 110,35 tạ /ha, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 45.000 tấn. Chè là loại cây đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế tại hầu hết các xã, thị trấn.

Nhựa và rác thải nhựa trên toàn cầu gây ra nhiều vấn đề nan giải

Rác thải nhựa đang gây ô nhiễm nhiều nơi, nhất là ở các đại dương và gây hại cho nhiều loài sinh vật. Mặt khác, sản xuất đồ nhựa tiêu tốn nhiều năng lượng và tăng lượng khí thải nhà kính. Vì vậy, yêu cầu giảm sử dụng đồ nhựa ở nhiều nước trên thế giới, nhất là Liên minh châu Âu (EU) đang ngày càng bức bách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục