Duy trì mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/10/2022 | 1:58:34 PM

YênBái - Mô hình tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại các thôn, bản là tập hợp những hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn sống trên một địa bàn dân cư do các tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn thành lập và được chính quyền cấp xã chấp thuận cho phép.

Các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhận giấy khen của Trưởng ban Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Văn Yên.
Các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhận giấy khen của Trưởng ban Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Văn Yên.

Hoạt động của tổ theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn. Những năm qua, hoạt động của các tổ TK&VV trên địa bàn huyện Văn Yên được duy trì hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. 

Bà Quách Thị Hương - Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Đoàn Kết, xã Đại Sơn cho biết: "Năm 2013, Tổ TK&VV thôn Đoàn Kết được thành lập do UBND xã phê duyệt và có quy ước hoạt động của tổ theo quy định. Lúc đó, trong thôn có rất nhiều hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng khác có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện để sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện đời sống. Ban đầu, tổ có 44 thành viên, đến năm 2022 đã phát triển và tập hợp được 60 thành viên vay vốn”. 

Việc ký kết hợp đồng ủy nhiệm thu lãi, thu tiền tiết kiệm với NHCSXH huyện đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ. Tổ TK&VV thôn Đoàn Kết đã luôn chủ động trong công tác quản lý, bình xét cho vay công khai, dân chủ, có sự chứng kiến của tổ chức hội, trưởng thôn và các thành viên trong tổ. 

Đến ngày 30/6/2022, huyện Văn Yên có 374 tổ TK&VV đang hoạt động hiệu quả tại 172 thôn, bản, tổ dân phố, trực thuộc quản lý của 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với tổng số 12.686 thành viên, dư nợ bình quân là 1,69 tỷ đồng/tổ. 

Những năm qua, các tổ TK&VV thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đảm bảo chất lượng hoạt động. Chất lượng các tổ TK&VV có nhiều chuyển biến, tỷ lệ tổ xếp loại tốt thường xuyên đạt trên 97%, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. 

Các tổ viên hàng tháng đều gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV với số tiền bình quân từ 50.000 - 100.000 đồng/tháng/người. Qua đó đã giúp các tổ viên hình thành thói quen tiết kiệm, giảm bớt được khó khăn khi đến hạn trả nợ. 

Đến nay, có trên 99% số hộ vay tham gia gửi tiền tại NHCSXH với số dư 31,560 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ có số dư tiền gửi đạt 2,5 triệu đồng. 

Ông Nguyễn Trung Kiên - tổ viên Tổ TK&VV thôn Đại An, xã An Thịnh năm 2015 đã được tổ bình xét cho vay 30 triệu đồng từ NHCSXH để phát triển kinh tế. Với số tiền được vay, ông đã trồng 1 ha quế, mua thêm lợn giống, nuôi thêm gà. Năm 2019, gia đình ông thoát nghèo và tiếp tục xin vay 90 triệu đồng vốn chương trình cho vay hộ cận nghèo để trồng thêm 2 ha quế, mở rộng chuồng trại nuôi lợn thịt. Năm 2020 thoát khỏi diện cận nghèo, gia đình ông đã xây được căn nhà 3 gian và tiếp tục vay thêm 20 triệu đồng nguồn vốn nước sạch, vệ sinh môi trường để xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh môi trường đạt tiêu chuẩn. 

Ông Kiên cho biết: "Kinh tế gia đình tôi giờ đã ổn định. Hiện nay, nhà tôi nuôi 14 con lợn giống sinh sản, hàng trăm con gà, có 3 ha quế. Hàng tháng, tôi đều nộp lãi đầy đủ cho Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn và dành ra 300.000 đồng gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV để tích lũy đến hạn dùng trả nợ gốc”. 

Với vai trò quan trọng trong hoạt động của NHCSXH, là cánh tay nối dài của NHCSXH trong thực hiện tín dụng chính sách, thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục duy trì tốt, đảm bảo chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV trên địa bàn để chuyển tải kịp thời, hiệu quả, nâng cao chất lượng vốn tín dụng chính sách xã hội đến các đối tượng thụ hưởng. Mục tiêu phấn đấu của huyện là có trên 98% số tổ TK&VV xếp loại tốt, không để phát sinh tổ hoạt động yếu kém trên địa bàn.

Tổ TK&VV là nơi tổ chức bình xét công khai, dân chủ cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có đủ điều kiện vay vốn, trình UBND cấp xã phê duyệt danh sách các hộ vay có nhu cầu vay vốn và hướng dẫn hộ vay nhận tiền vay trực tiếp tại điểm giao dịch xã, thị trấn. Mọi hoạt động của tổ TK&VV đều đặt dưới sự quản lý, hướng dẫn, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, trưởng thôn và UBND cấp xã. 

Nguyễn Thơm

Tags Yên Bái Văn Yên tổ tiết kiệm và vay vốn hộ nghèo đối tượng chính sách

Các tin khác

Không lâu sau khi các ngân hàng thương mại đẩy lãi suất huy động vượt mốc 8%/năm, biểu lãi suất tiền gửi lại ghi nhận mức cao mới.

PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính, Chuyên gia tài chính công, Đại diện nhóm nghiên cứu MOBI.

Mức độ công khai ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương năm 2021 dù có sự cải thiện so với những năm trước, nhưng vẫn ở mức thấp, chỉ tăng 9,26 điểm so với khảo sát năm 2020.

Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Yên Bái.

Trong 9 tháng năm 2022, thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định, các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) luôn duy trì thực hiện và đảm bảo tốt khả năng chi trả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế và nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.

Chiều 18/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã chủ trì phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 về kết quả thực hiện các chương trình MTQG và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục