Doanh nghiệp khó khăn vì Trung Quốc tăng cường chống COVID-19

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/11/2022 | 2:38:58 PM

Trung Quốc đang gia tăng các biện pháp phòng dịch COVID-19 ở khu sản xuất Quảng Châu, đóng cửa trường học và mở rộng phong toả sau nhiều ngày không ngăn chặn được đợt bùng phát dịch.

Chính quyền Trịnh Châu ghi nhận 1.228 ca mắc hôm 9-11.
Chính quyền Trịnh Châu ghi nhận 1.228 ca mắc hôm 9-11.

Giới chức trách hôm 9-11 cho biết các lớp học trực tiếp tại 8 trong số 11 quận của Quảng Châu sẽ tạm dừng từ ngày 10-11. Quảng Châu hiện chứng kiến đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất của Trung Quốc, chiếm 2.555 ca trong số 8.494 trường hợp mắc mới trên cả nước được ghi nhận hôm 9-11.

Sự gia tăng số ca mắc mới ở Quảng Châu làm tăng nguy cơ các nhà chức trách có biện pháp cứng rắn ở thành phố này, nơi có nhiều nhà sản xuất hàng may mặc cũng như các nhà sản xuất ô tô.

Nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới vẫn chịu ảnh hưởng từ các biện pháp phòng dịch Covid-19 dù lệnh phong toả quy mô lớn ở khu vực đặt nhà máy đã được dỡ bỏ từ hôm 9-11. Chính quyền ở Trịnh Châu cũng ghi nhận 1.228 ca mắc mới hôm 9-11.

Thủ đô Bắc Kinh cũng đang nổi lên như một điểm nóng với 95 ca mắc mới được ghi nhận hôm 9-11, gần mức tăng cao nhất 5 tháng qua. Theo Bloomberg, các khu dân cư và chung cư ở quận Triều Dương đông dân đang bị phong tỏa trong khi một số trường học cũng bị đóng cửa.

Trong khi đó, theo Financial Times, các quản lý doanh nghiệp tại miền nam Trung Quốc ghi nhận đơn đặt hàng tháng 10 sụt giảm tới 50% khi kho hàng tại châu Âu và Mỹ đã đầy. Diễn biến trên đang cho thấy triển vọng ngày càng u ám với nền kinh tế thứ hai thế giới.

Tháng 10 thường là giai đoạn đặc biệt bận rộn với ngành sản xuất. Tuy nhiên, sự sụt giảm đáng kể hoạt động đã khiến các công nhân gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm.

Các nhà hoạch định chính sách tại Bắc Kinh vốn chật vật vì khủng hoảng bất động sản, các đợt phong tỏa và niềm tin người tiêu dùng yếu nay lại đối mặt thêm với sự suy giảm hoạt động sản xuất. Ông Christian Gassner, người sở hữu một nhà máy nội thất tại Quảng Đông, cho hay: "Lẽ ra đây là thời điểm bận rộn. Nhưng hai tháng qua lại là thời gian tồi tệ nhất. Chẳng ai dám mua thứ gì cả, chẳng ai dám mua một chiếc sofa, chẳng có ai ở châu Âu còn tiền chi tiêu gì cả".
(Theo NLĐO)

Các tin khác
Trước kỳ điều hành giá, một số cây xăng ở Hà Nội đóng cửa không bán hàng hoặc bán nhỏ giọt khiến nhiều người tiêu dùng phải rất vất vả mới mua được xăng.

Đại diện doanh nghiệp xăng dầu dự báo giá bán lẻ tại kỳ điều hành ngày 11/11 tiếp tục tăng, khi các chi phí định mức được điều chỉnh để tính vào giá cơ sở.

Giá vàng bất ngờ tăng 350.000 đồng/lượng. Ảnh minh hoạ

Phiên giao dịch ngày 10/11, giá vàng miếng SJC trong nước bất ngờ tăng tới 350.000 đồng/lượng. Mức chênh lệch giá mua vào – bán ra vẫn ở mức 1 triệu đồng/lượng nên người nắm giữ vàng vẫn lỗ nặng.

Cỏ ngọt trồng tại thị xã Nghĩa Lộ được Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông - lâm, thủy sản TNĐ sơ chế để xuất khẩu.

Những năm gần đây, Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông lâm thủy sản TNĐ có trụ sở tại thị xã Nghĩa Lộ được biết đến là công ty đi đầu trong lĩnh vực đưa các giống cây con mới có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng. Nổi bật nhất là dự án triển khai sản xuất lúa Séng cù nguyên chủng chất lượng cao tại Mường Lò và dự án trồng cây cỏ ngọt Stevia tại các tỉnh: Yên Bái, Hà Giang, Lao Cai.

Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ phát biểu tại Hội thảo

Vừa qua, UBND thị xã Nghĩa Lộ tổ chức Hội thảo khoa học đóng góp ý kiến về mô hình quản lý, bộ công cụ nhận diện quảng bá Chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục