Doanh nghiệp ba nước Thái Lan - Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác đầu tư

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/11/2022 | 2:23:23 PM

Ngày 28/11, Diễn đàn Doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam - Lào năm 2022 do Hiệp hội Doanh nhân Thái - Việt Nam tổ chức đã khai mạc tại Thái Lan. Diễn đàn là nơi diễn ra các hoạt động triển lãm sản phẩm, xúc tiến thương mại, trao đổi công nghệ nhằm tăng cường giao thương, trao đổi, kết nối và hình thành mạng lưới giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Thái Lan và Lào.

Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Chí Thành phát biểu tại diễn đàn (Ảnh: Tuấn Quỳnh).
Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Chí Thành phát biểu tại diễn đàn (Ảnh: Tuấn Quỳnh).

Đây cũng là cơ hội để các địa phương, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam quảng bá tiềm năng đầu tư, kinh doanh với các doanh nghiệp kiều bào; thúc đẩy công tác đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài. Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam - Lào năm 2022 thu hút hơn 200 doanh nghiệp, doanh nhân các nhà đầu tư Thái Lan - Việt Nam - Lào. 

Phát biểu tại diễn đàn, ông Peter Hồng, Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại nước ngoài cho biết: Diễn đàn doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam - Lào là dịp để các doanh nhân, doanh nghiệp 03 nước chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường trao đổi, hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, văn hóa, du lịch và dịch vụ, xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện Đề án 1797 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về "Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài, giai đoạn 2020 - 2024”.

Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Chí Thành nhấn mạnh: Cộng đồng doanh nghiệp kiều bào gốc Việt tại Thái Lan và Lào là cộng đồng có tiềm lực kinh tế và mong muốn hợp tác cùng nhau và hợp tác với Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất năng động, mong muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh sang thị trường Thái Lan. Diễn đàn là một kênh kết nối phù hợp, hiệu quả để các doanh nghiệp triển khai các cơ hội hợp tác trong tương lai.

Đại sứ Nguyễn Chí Thành đề nghị chính quyền tỉnh Udon Thani hỗ trợ kết nối kinh tế giữa cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Udon Thani với doanh nghiệp kiều bào gốc Việt tại Lào và doanh nghiệp Việt Nam; cung cấp các chính sách xúc tiến, khuyến khích đầu tư, thương mại, du lịch của tỉnh, cũng như các dự án đầu tư cần thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp kiều bào gốc Việt tại Lào; giới thiệu các lợi thế về sản phầm hàng hóa, sản phẩm du lịch nổi bật của tỉnh; giới thiệu các doanh nghiệp Udon Thani quan tâm đến thị trường Việt Nam và Lào, có nhu cầu hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để kết nối nhanh chóng và hiệu quả.

Tại diễn đàn, Hiệp hội doanh nhân Thái-Việt Nam, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào và các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trao đổi, bàn bạc và ký kết các bản ghi nhớ hợp tác để thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài; đóng vai trò người kết nối, cung cấp thông tin, hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp thành viên; tiếp tục tổ chức các chuyến đi, diễn đàn kết nối kinh doanh giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan; các doanh nghiệp tích cực trao đổi cụ thể về tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu hợp tác cụ thể để thiết lập quan hệ làm ăn, ký kết và triển khai các dự án hợp tác; đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao giữa ba nước.

Trong khuôn khổ của phiên kết nối thương mại, các doanh nghiệp đã gặp gỡ, tìm hiểu và ký kết hàng chục bản ghi nhớ trên lĩnh vực thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, văn hóa, du lịch và dịch vụ, xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của 03 nước trong thời gian tới.

(Theo Thời đại)

Các tin khác
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Trung Chánh

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đều tăng trưởng ở mức hai con số, từ 18 đến 77%, lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ đạt 2 tỉ đô la. Bốn thị trường Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm nay.

Mô hình trồng quế giống của gia đình chị Thuận mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Ảnh: Văn Đức.

Nhiều mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh Yên Bái, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, vươn lên thoát nghèo.

Đoàn viên của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái hướng dẫn người dân trồng quế tại xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu. Ảnh: Tiến Khánh - TTXVN.

Qua 10 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả rõ rệt. Cuộc sống của người làm nghề rừng được cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao.

Cả nước hiện có khoảng 300.000 môi giới bất động sản đang hoạt động. Tuy nhiên, số lượng môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề rất khiêm tốn, đạt khoảng 35.000 người.

Với môi giới mới vào nghề hoặc hoạt động trong thời gian ngắn từ 1-2 năm thì hầu hết là rời bỏ thị trường, đổi nghề vì không thể kiên trì khi thị trường bất động sản trầm lắng với rất ít giao dịch, môi giới nhiều tháng không có thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục