Người hồi sinh cam sành Lục Yên

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/12/2022 | 8:11:53 AM

YênBái - Anh là người đã làm "sống lại" những vườn cam sành Lục Yên để mọi người lại cùng được thưởng thức sản vật nức tiếng một thời của vùng đất Ngọc.

Công nhân Công ty TNHH Sơn Tùng, huyện Lục Yên thu hoạch cam sành, xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Công nhân Công ty TNHH Sơn Tùng, huyện Lục Yên thu hoạch cam sành, xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Ai đã từng đến Lục Yên hoặc được thưởng thức trái cam sành Lục Yên đều rất nhớ có một thời cam sành Lục Yên nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Song vài năm trở lại đây, do nhiều diện tích cam sành ở Lục Yên già cỗi, giống bị thoái hóa, quả nhỏ, xấu cho nên bị người tiêu dùng lãng quên. 

Với trăn trở khai thác thế mạnh đất đai và khí hậu của địa phương từ nhiều năm rất phù hợp với cây cam sành và quyết tâm lấy lại thương hiệu cho sản phẩm cam sành Lục Yên, từ năm 2015, anh Mai Thanh Tùng - Giám đốc Công ty TNHH Sơn Tùng đã bàn bạc cùng Ban lãnh đạo Công ty mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng mua đất, giống cam sành Lục Yên về trồng mở rộng diện tích tại đất Lục Yên và các huyện lân cận của tỉnh bạn Hà Giang. 

Để phát triển cây cam sành, giữ được nguồn gen quý hiếm của giống cam địa phương, Công ty TNHH Sơn Tùng đã mời các chuyên gia của Học viện Nông nghiệp Việt Nam lên nghiên cứu khôi phục lại giống cam của địa phương. Đồng thời đưa một số giống cam, quýt mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào trồng. 

Đến nay, Công ty trồng và phát triển 15 vườn cam với diện tích trên 160 ha, trong đó có trên 60 ha trồng tại thị trấn Yên Thế, xã Tân Lĩnh và Tô Mậu, huyện Lục Yên, còn lại 100 ha trồng tại xã Lương Sơn, Tiên Yên và Tiên Kiều, huyện Quang Bình và Bắc Quang, tỉnh Hà Giang với 70% diện tích là cây cam sành và 30% diện tích trồng các giống cam chất lượng, có giá trị kinh tế cao như: cam Vinh, cam Đường canh và bưởi da xanh. Đến năm 2018, những vườn cam của Công ty đã cho bói quả, đến năm 2020 đã cho thu hoạch đại trà mang về thu nhập hàng tỷ đồng. 

Năm 2021, Công ty bán ra thị trường trên 700 tấn quả với giá bán bình quân 20.000 đồng/kg, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng. Hiện nay, đang vào mùa thu hoạch cam, Công ty phải thuê thêm lao động tại địa phương thu hoạch, kịp xuất bán cho thương lái từ các tỉnh miền Nam, Hải Phòng, Hải Dương và Hà Nội với giá bán bình quân tại vườn từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg. 

Vụ cam năm nay được mùa hơn mọi năm, Công ty dự ước thu sản lượng đạt trên 900 tấn quả, doanh thu trên 15 tỷ đồng. 

Phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước, tạo việc làm ổn định cho trên 100 lao động với mức thu nhập bình quân từ 7 đến 8 triệu đồng/người/tháng.

Nhờ trồng và phát triển cây cam theo tiêu chuẩn cam sạch, không sử dụng phân và thuốc hóa học nên sản phẩm cam của Công ty sản xuất ra luôn có chất lượng tốt quả vỏ mỏng đẹp, thơm và ngọt nên vụ nào cũng tiêu thụ hết. 

Giám đốc Mai Thanh Tùng cho biết: "Năm 2023 và những năm tiếp theo, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, trồng thêm khoảng 50 ha cam sành tại huyện Lục Yên; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh các sản phẩm cam, nhất là giống cam sành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, tạo việc thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương...”.

Sự nỗ lực của cá nhân anh Mai Thanh Tùng nói riêng và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Sơn Tùng trong việc phát triển cây cam sành tại huyện Lục Yên và các huyện Bắc Quang, Quang Bình của tỉnh Hà Giang những năm qua đã góp phần bảo tồn giống cam sành quý hiếm để người tiêu dùng lại được thưởng thức hương vị thơm, ngọt, mát của cam sành Lục Yên.

Minh Hằng

Tags Lục Yên cam sành thu nhập việc làm lao động

Các tin khác
Nhờ làm tốt công tác GPMB, nhiều dự án trên địa bàn thành phố Yên Bái được triển khai thuận lợi. (Trong ảnh: Thi công đường nối quốc lộ 32C với quốc lộ 37 và đường Yên Ninh).

Nhằm tạo quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng các công trình, thành phố Yên Bái đã có nhiều cách làm hay, trong đó có các giải pháp "mềm”, "đi trước, mở đường" từng bước tháo gỡ “nút thắt” trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), góp phần triển khai các dự án đúng tiến độ. Hiện, thành phố đang GPMB 55 công trình liên quan đến 2.445 hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi.

Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Lục Yên.

Yên Bái hiện có 464.008 ha rừng; độ che phủ đạt 63%, nằm trong tốp 6 tỉnh có độ che phủ của rừng lớn nhất toàn quốc. Bước vào mùa khô hanh, nguy cơ cháy rừng đối với các huyện phía Tây như: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn... luôn rất cao.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả. Ảnh minh họa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiều nội dung quan trọng.

Vườn bưởi Đại Minh (Ảnh minh họa).

Đến nay, tỉnh Yên Bái đã phát triển một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh có quy mô lớn với các sản phẩm chủ lực như: vùng quế trên 81.000 ha, sơn tra gần 10.000 ha, cây ăn quả gần 10.000 ha, dâu tằm trên 1.000 ha... và những sản phẩm đặc sản, hữu cơ như: lúa nếp đặc sản xã Tú Lệ, chè Shan hữu cơ của Văn Chấn và Trạm Tấu, bưởi Đại Minh, vịt bầu Lâm Thượng và các chủng loại cây dược liệu...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục