Từ ngày mùng 8/1/2023, Trung Quốc sẽ mở cửa biên giới và dỡ bỏ cách ly sau khi hạ mức độ kiểm soát Covid-19, đây là cơ hội để nhiều loại nông sản của Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.
|
|
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, việc mở cửa sẽ giúp giảm thời gian thông qua hàng hóa tại các cửa khẩu và cảng biển. Trước đó, khi thực hiện chính sách "Zero Covid”, Trung Quốc kiểm tra rất ngặt nghèo ảnh hưởng không nhỏ đến thông quan hàng hóa. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sẽ đạt từ 2,5 - 3 tỷ USD, trong đó sầu riêng, thanh long sẽ có kim ngạch cao nhất.
Trong lĩnh vực thủy sản, cá tra, tôm và mực của Việt Nam hiện là những sản phẩm có lượng lớn xuất khẩu vào Trung Quốc. Bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phấn tích, khi Trung Quốc mở cửa biên giới, dự báo đơn hàng xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân sẽ "bùng nổ” như các thị trường Liên minh châu Âu, Mỹ khi mở cửa trở lại sau dịch Covid 19 vào các năm 2020, 2021. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần theo sát diễn biến từ thị trường Trung Quốc để kịp thời nắm bắt, thực hiện các quy định điều chỉnh sau khi nước này thay đổi cấp độ chống dịch Covid-19.
"Trung Quốc sẽ là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp thủy sản. Đó là vị trí địa lý gần Việt Nam nên chi phí về logictis và những rủi ro khác sẽ không chịu tác động từ lạm phát kéo dài như các thị trường như: Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU). Về yếu tố kinh tế, Trung Quốc mở cửa biên giới trở lại chắc chắn thị trường sẽ bùng nổ mạnh mẽ về mặt nhu cầu, vì vậy, các doanh nghiệp cần tận dụng tốt cơ hội này” - bà Lê Hằng nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình 2 bên đã ký một số Nghị định thư về xuất khẩu nông sản. Việc mở cửa lại biên giới của Trung Quốc sau một thời gian áp dụng các biện pháp cách ly phòng dịch Covid-19 bên cạnh việc thúc đẩy hoạt động giao thương giữa cư dân 2 bên khu vực biên giới còn là thời cơ thuận lợi để Việt Nam tăng cường xuất khẩu chính ngạch với những nông sản mà Việt Nam có lợi thế trong xuất khẩu.
"Nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc hiện nay chiếm hơn 17% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, việc mở cửa biên giới trở lại của Trung Quốc sau dịch Covid-19 xuất khẩu nông sản sẽ tăng cao hơn trong những tháng tới của năm 2023. Giải pháp chúng tôi phải làm hiện nay là phải kiểm soát chất lượng, vùng trồng và cơ sở chế biến phải có mã số đặc biệt là chuỗi thông tin về tiêu chuẩn xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu của phía thị trường Trung Quốc” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
(Theo VOV)
Trong kỳ điều hành sắp tới (3/1), giá xăng E5 RON 92 được dự báo có thể tăng 790 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 750 đồng/lít. Giá các loại dầu cũng có thể tăng 210-760 đồng/lít, kg.
Năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn vượt kế hoạch đề ra. Đây là tin vui đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Điều đó khẳng định sự sáng suốt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong quá trình điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ là hành trình nhiều nỗ lực với quyết tâm đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của tỉnh Yên Bái.
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hàng chục nghìn mét vuông đất đã được hiến cho làm đường, hàng nghìn công lao động được nhân dân đóng góp. Phong trào làm đường giao thông nông thôn (GTNT) lan tỏa từ các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn… đến các huyện vùng cao đặc biệt khó khăn như Trạm Tấu, Mù Cang Chải, đâu đâu cũng là "đại công trường”.