Hàng Việt chinh phục người tiêu dùng Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/6/2023 | 1:59:11 PM

YênBái - Sau nhiều năm triển khai thực hiện Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", hàng hóa trong nước sản xuất ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Yên Bái.

Nhiều mặt hàng nông sản Yên Bái không chỉ được người tiêu dùng trong tỉnh lựa chọn mà còn tiếp cận người tiêu dùng ở thủ đô Hà Nội.
Nhiều mặt hàng nông sản Yên Bái không chỉ được người tiêu dùng trong tỉnh lựa chọn mà còn tiếp cận người tiêu dùng ở thủ đô Hà Nội.

Để thay đổi thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng Việt, thời gian qua, các thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) CVĐ theo chức năng, nhiệm vụ đã triển khai các hoạt động thực hiện CVĐ bằng nhiều hình thức hiệu quả. 

Đặc biệt, Sở Công Thương - đơn vị đầu mối triển khai thực hiện CVĐ đã phối hợp với các cấp, ngành địa phương đẩy mạnh tuyên truyền qua các kênh truyền thông; tổ chức đưa các chuyến hàng Việt về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tổ chức các lễ hội, hội chợ quảng bá, giới thiệu, kích cầu tiêu dùng hàng hóa của tỉnh; mở rộng hệ thống phân phối hàng Việt, hàng hóa sản xuất trong tỉnh chất lượng tốt, đưa đặc sản của tỉnh vào hệ thống các siêu thị; khuyến khích các doanh nghiệp phân phối bán lẻ thực hiện các chương trình khuyến mại đối với hàng Việt… 
Nhằm ổn định thị trường, Sở Công thương còn phối hợp với quản lý thị trường đẩy mạnh kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước. Nhờ đó, CVĐ đã tạo được sự lan tỏa lớn trong cộng đồng, xã hội và đã góp phần làm thay đổi thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng Việt. 

Theo Sở Công thương, đến nay, hàng hóa trong các siêu thị, hội chợ triển lãm, các cửa hàng kinh doanh đảm bảo 70 - 80% là hàng Việt Nam với chất lượng và mẫu mã ngày càng được nâng cao, giá cả phù hợp. Có mặt tại các hệ thống siêu thị các cửa hàng truyền thống trên địa bàn tỉnh, ai cũng dễ nhận thấy tỷ lệ hàng Việt Nam đã chiếm ưu thế. 

Theo khảo sát, nhiều nhóm hàng hóa sản xuất trong nước đã được người dân ưa chuộng hơn so với trước đây gồm: quần áo, giày dép; thực phẩm, rau quả; dầu ăn, đồ chơi, dụng cụ học tập cho trẻ em; văn phòng phẩm... 

Nhiều sản phẩm sản xuất vừa bảo đảm chất lượng vừa cải tiến mẫu mã, bao bì phù hợp với thẩm mỹ, thị hiếu của người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm "made in Yên Bái”, sản phẩm OCOP đã biết khai thác yếu tố văn hóa dân tộc, đặc sản vùng miền để tiếp cận người tiêu dùng. 
Bà Nguyễn Thị Thinh ở phường Minh Tân, thành phố Yên Bái bày tỏ: "Khi mua sắm các sản phẩm, đặc biệt là đồ dùng gia đình, tôi thường lựa chọn các nhãn hàng có uy tín của nhà sản xuất trong nước và một số hàng OCOP của tỉnh”. 

Thời gian tới, hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển sâu, rộng và tính cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường ngày càng khốc liệt và không chỉ là cạnh tranh với hàng hóa giá cả, chất lượng thấp, mà xu thế tiêu dùng mới tạo ra cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu xa xỉ, giá trị lớn từ khu vực châu Mỹ, châu Âu, đặc biệt là cạnh tranh hàng hóa chất lượng tốt, giá thành thấp từ khu vực ASEAN. 

Do vậy, để tiếp tục triển khai có hiệu quả CVĐ, Sở Công thương tiếp tục chủ động phối hợp với BCĐ CVĐ, các ngành liên quan, các tổ chức, các hiệp hội... để tăng cường và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền đẩy mạnh CVĐ; tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hóa, đáp ứng đầy đủ các loại hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu của người dân; vận động và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tổ chức các điểm bán hàng hóa thương hiệu Việt, bán hàng bình ổn thị trường để phục vụ nhu cầu của nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, khuyến mại; xây dựng chương trình đưa hàng Việt về khu công nhân, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường chống đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... 

Đồng thời, tiếp tục rà soát các quy định để đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, phát triển thị trường trong nước theo tinh thần CVĐ. Bên cạnh đó, để các sản phẩm "made in Yên Bái” tiếp tục chinh phục người tiêu dùng, cần tiếp tục có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh tích cực đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; chú trọng quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đáp ứng yêu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Văn Thông

Tags Công thương người tiêu dùng Yên Bái hàng giả OCOP

Các tin khác
Một số diện tích chè ở thị trấn Nông trường Liên Sơn hơn 2 tháng mà vẫn chưa có búp.

Do hạn hán, đặc biệt là hơn 2 tháng qua nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng rất nhiều đến cây trồng, đặc biệt là cây chè. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Văn Chấn, sản lượng chè búp tươi sụt giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Mù Cang Chải tuyên truyền chính sách thuế mới tại chợ trung tâm huyện.

Năm 2023, huyện Mù Cang Chải được tỉnh giao kế hoạch thu ngân sách (TNS) Nhà nước là 151 tỷ đồng. Trong đó, thu cân đối 101 tỷ đồng, thu từ tiền giao đất 50 tỷ đồng; chỉ tiêu huyện phấn đấu là 162,5 tỷ đồng (thu cân đối 107,5 tỷ đồng, thu tiền giao đất 55 tỷ đồng).

Quang cảnh Hội nghị.

Chiều 19/6, Sở Công thương tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị về công tác điều tiết, cung ứng điện khi thiếu nguồn năm 2023.

Cục Đăng kiểm đề xuất tăng giá kiểm định ô tô.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, từ năm 2013 đến nay, giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới không thay đổi trong khi đó, lạm phát liên tục tăng cao, tiền trượt giá, thậm chí, lương cơ bản cũng được tăng nhiều lần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục