Tình hình phát triển và nghiên cứu trồng cây hông tại Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cây hông có tên khoa học là Paulownia Fo rtunei Hemsl (còn có tên là cây Bao Đồng), cây pháo đồng, cây ngô đồng. Theo một số tài liệu cho biết, đồng bào vùng dân tộc một số tỉnh miền núi phía Bắc sử dụng cây này làm chõ hông xôi nên cây có cái tên được gọi trại ra là cây hông).

Rừng trồng ở xã Động Quan (Lục Yên).
(Ảnh: Minh Đức)
Rừng trồng ở xã Động Quan (Lục Yên). (Ảnh: Minh Đức)

Là một trong 9 loài cây gỗ thuộc họ hoa mõm chó Scrphula riaceae có nguồn gốc ở châu Á (Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia và phân bố tự nhiên ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, chủ yếu ở các vùng có độ cao từ 300-1.000m…). Hiện nay đã có 20 loài Paulownia được khoa học công nhận. Là loài cây có độ lớn nhanh, sau 5-6 năm cây có thể cao đến 10m, đường kính thân trên 20cm.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, gỗ cây hông có màu sáng đẹp, nhẹ, bền, hầu như không bị cong vênh, biến dạng, có tính cách nhiệt, ít thấm nước, chống mối mọt…, là nguyên liệu tốt trong công nghệ ván nhân tạo, đồ dùng thông thường trong gia đình, nội thất máy bay, tàu thủy… Giá gỗ cây hông trên thị trường thế giới rất cao, loại cây 12 năm tuổi trở lên có thể bán với giá trên 840 USD/m3 (trên 13,5 triệu VNĐ), trong khi đó giá bán các loại gỗ như keo lai, bạch đàn mô sử dụng làm nguyên liệu giấy, hoặc đóng đồ chỉ dao động từ 0,5 - 2 triệu đồng/m3; do đó cây hông được mệnh danh là "cây của thế kỷ 21". Hiện nay, một số nước như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, New Zealand… đã phát triển mạnh loài cây trồng này, riêng Trung Quốc đã trồng trên 5 triệu ha (chương trình được sự hỗ trợ của Tổ chức Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), hiện nay nước này đã xuất khẩu cây hông thành phẩm và cả cây giống.

Cây hông thuộc loài cây gỗ lớn, lá rộng, sinh trưởng nhanh, tán lá thưa, thay lá vào mùa đông, lá dễ phân giải và có hàm lượng đạm cao nên có thể làm thức ăn cho gia súc; rễ cây phân bố sâu 30-40cm dưới mặt đất nên ít cạnh tranh với các loài cây ngắn ngày, thích hợp với trồng xen canh và lá cây che bóng với các loài cây ăn quả, cây công nghiệp và cây nông nghiệp như chè, cà phê… Ngoài ra có thể trồng hông như một loài cây lá rộng bản địa khác. Là loài cây ưa ẩm, nên có thể trồng cây hông ở các khu vực có lượng mưa từ 1.400mm trở lên và có độ cao so với mặt nước biển từ 300-1.000m là thích hợp nhất.

Qua nghiên cứu tài liệu, theo đánh giá của một số nhà khoa học và kết quả trồng thử nghiệm tại một số địa phương cho thấy tình hình phát triển cây hông ở một số tỉnh trong nước như sau:

Tại tỉnh Phú Thọ:

Năm 2003, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Thọ đã trồng thử nghiệm một số cây hông tại huyện Thanh Sơn. Một số cây trồng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, chỉ sau 18 tháng nhiều cây đã có đường kính gốc từ 18-22cm, cao 7-8m. So với các loài cây được xem là tăng trưởng nhanh nhất như hiện nay là keo lai, bạch đàn mô thì cây hông có mức độ tăng trưởng vượt xa. Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ đã triển khai đề tài nghiên cứu và thử nghiệm cây hông và cây Tốc sinh dương; sau 3 năm triển khai trồng thử nghiệm, Hội đồng nghiệm thu của tỉnh đã kiểm tra thực tế 02 ha cây hông tại xã Địch Quả; 8,7 ha trồng tại xã Võ Miếu - huyện Thanh Sơn (trồng bằng giống cây có nguồn gốc từ Úc); kết quả cho thấy cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với cây Tốc sinh dương thì sinh trưởng và phát triển kém. Hiện tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục nghiên cứu để có kết luận chính thức về việc tiếp tục thực hiện hay dừng triển khai đề tài này.

Tại tỉnh Tuyên Quang:

Năm 2001, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quy trình hướng dẫn trồng cây hông, đồng thời giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiến hành trồng thử nghiệm 03 cây hông tại huyện Yên Sơn. Hai năm đầu tiên cây phát triển khá tốt, lớn nhanh, tỷ lệ cây sống đạt trên 90%; song do không phù hợp với điều kiện tự nhiên và công tác chăm sóc, bảo vệ chưa được chú trọng, nên sau 2 năm hầu hết các cây bị sâu bệnh, gẫy ngọn, rỗng ruột, tỷ lệ cây còn sống đạt thấp (khoảng 45%) và phát triển chậm.

Tại tỉnh Lạng Sơn:

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Thắng - Viện Sinh học nhiệt đới (thành phố Hồ Chí Minh), thì hiện nay Viện đã hoàn toàn chủ động đối với công nghệ nuôi cấy mô loài cây Paulownia. Năm 2001 và 2002, Viện đã trồng thử nghiệm gần 20 ha tại huyện Hữu Lũng, 04 ha tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn và 04 ha tại tỉnh Bình Dương. Qua nghiên cứu, trong hai năm đầu cây sinh trưởng và phát triển khá nhanh, tỷ lệ cây sống cao (trên 90%), tuy nhiên những năm về sau cây sinh trưởng kém dần và không đạt được kết quả như lý thuyết.

Tại tỉnh Thái Nguyên:

Tháng 7-2004, bà Nguyễn Thị Tiến - Giám đốc doanh nghiệp Thiên Hương (phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên) đã thuê đất và trồng thử nghiệm 7 ha cây hông tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên (dự án được hưởng chính sách ưu đãi của thành phố). Song đến thời điểm tháng 4/2006, qua khảo sát cho thấy diện tích trồng thử nghiệm có tới 30-40% cây bị chết do thối nõn, rỗng thân, đa số bị rụng lá, ngừng phát triển trong mùa đông. Theo ý kiến cá nhân của chủ doanh nghiệp thì do vốn đầu tư có hạn, không đủ kinh phí để chăm sóc nên cây hông không phát triển.
Nghiên cứu khả năng trồng cây hông tại tỉnh Yên Bái:

Năm 1999, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã có 02 mô hình thử nghiệm trồng cây hông bằng hạt (giống mua của Trung Quốc), gồm: 03 ha tại xã Hòa Cuông (Trấn Yên), trong đó có 1,5 ha trồng xen với keo và 1,5 ha trồng tập trung; trồng 03 ha tập trung tại xã Thịnh Hưng (Yên Bình). Trong 2 năm đầu cây sinh trưởng và phát triển khá tốt, tỷ lệ cây sống trên 95%; tuy nhiên khi cây phát triển cao 2-2,5m thì hầu hết bị gẫy ngọn do cây có lá to, thân rỗng và có nhiều sâu bệnh.
Theo tài liệu của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp & PTNT), việc trồng thử nghiệm cây hông ở một số địa phương khác như Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An… cũng không thành công, bởi vậy khuyến cáo các địa phương không trồng tập trung ra diện rộng. Cục Lâm nghiệp cũng đã khẳng định: Hiện nay cây hông chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.

Hiện tại một số địa phương đã trồng thử nghiệm thành công nhưng nếu khai thác thì cũng chưa biết bán ở đâu, bán cho ai, bởi tất cả các thông tin doanh nghiệp chỉ khai thác qua tài liệu và khối lượng gỗ còn rất khiêm tốn.

Như vậy, việc trồng cây hông tại tỉnh Yên Bái cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, đánh giá chất lượng, công tác quản lý của các mô hình đã trồng thử nghiệm, đồng thời nghiên cứu thêm một số mô hình tại các địa phương khác. Cần thử nghiệm tại một số vùng có độ ẩm cao, lượng mưa lớn, không bị khô hạn. Theo đánh giá của các nhà khoa học đã nghiên cứu thì trồng cây hông theo phương thức trồng tập trung sẽ không đạt kết quả cao, nên trồng phân tán với các loại cây công nghiệp khác, với tỷ lệ 1/5 (20% cây hông); có thể trồng xen theo băng để làm cây che bóng cho cây chè, cây ăn quả… Việc nghiên cứu trồng thử nghiệm cây hông phải theo từng giai đoạn phù hợp, khi trồng thử nghiệm thành công mới đưa ra trồng đại trà.

Vũ Khánh - Đức Hóa

Các tin khác
Toàn cảnh buổi làm việc.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, chiều 9/5/2024, đồng chí Trần Huy Tuấn- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn công tác tỉnh Yên Bái đã thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Erex. Ông Hitoshi Honna - Giám đốc đại diện, Chủ tịch Công ty Cổ phần Erex cùng các thành viên đã tiếp và làm việc với đoàn.

Thành phố Yên Bái có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất là 76,39% và được công nhận là đô thị loại II vào năm 2023

Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 22 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II là thành phố Yên Bái; 1 đô thị loại III là thị xã Nghĩa Lộ; 3 đô thị loại IV là thị trấn Cổ Phúc, thị trấn Yên Bình, thị trấn Mậu A và 17 đô thị loại V.

Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh.

Giá xăng trong nước hôm nay (9/5) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm mạnh. Mỗi lít xăng RON 95 giảm tới 1.410 đồng, giá bán xuống mốc 23.540 đồng/lít.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn thăm mô hình chăn nuôi của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Đô, thôn An Thái, xã Minh An.

Thời gian tới, huyện Văn Chấn thường xuyên rà soát khó khăn, vướng mắc, kịp thời đề xuất, trình cấp có thẩm quyền để triển khai tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; thành lập các tổ, nhóm hợp tác liên kết có đủ năng lực để tham gia dự án phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục