Văn Chấn: Tập trung khai thác thế mạnh nông lâm nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông nghiệp nông thôn ở Văn Chấn sau 5 năm, đã đưa nền kinh tế từng bước chuyển từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá. Tiềm năng lợi thế về cây công nghiệp được huyện phát triển theo hướng tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang thúc đẩy tập đoàn cây, con mới có giá trị cao phát triển theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm.

Chăn nuôi trâu ở xã Vĩnh Lạc (Lục Yên).
Chăn nuôi trâu ở xã Vĩnh Lạc (Lục Yên).

Giờ đây, Văn Chấn đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, trong đó có trên 4.100 ha chè, 1.200 ha lúa chất lượng cao, trên 1.000 ha ngô, trên 3000 ha cây ăn quả và 4.500 ha quế... Giá trị trên 1 ha ruộng đã tăng từ 18,2 triệu lên 33 triệu đồng. Kinh tế nông thôn đã từng bước khôi phục và phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Các hợp tác xã được chuyển đổi hoạt động theo luật, kinh tế trang trại, các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa được khuyến khích phát triển mang lại hiệu quả khả quan.

Kinh tế hộ ngày càng khẳng định vai trò làm chủ trong sản xuất kinh doanh và tham gia các loại hình hợp tác đa dạng. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp của huyện tăng nhanh: nếu như năm 2002 đạt giá trị trên 207 tỷ đồng thì năm 2006 đạt trên 344 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp của Văn Chấn còn chiếm 41,2%. Sản lượng lương thực của huyện tăng liên tục bình quân mỗi năm trên 1.500 tấn và đến nay đạt trên 46.000 tấn. Đây là kết quả của việc khai hoang mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh và đặc biệt là sự chuyển dịch hợp lý về cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ. Trong cơ cấu giống, tỷ lệ giống kỹ thuật được đưa vào gieo cấy ngày càng cao, thay thế giống địa phương năng suất thấp bằng các giống lúa lai có năng suất cao, ổn định, chất lượng gạo được nâng lên làm tăng năng suất và sản lượng cây lúa nước. Bên cạnh đó Văn Chấn xây dựng được cơ cấu mùa vụ hợp lý, có chuyển dịch sớm theo khung thời vụ giới hạn để rút ngắn sự cách biệt về thời vụ giữa các vùng tạo được thời vụ chuẩn cho  3 vụ: xuân sớm - mùa sớm - cây vụ đông.

Sự thay đổi tích cực về cơ cấu giống và thời vụ đã mở đường cho các biện pháp thâm canh. Cùng với áp dụng đồng bộ các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, kết hợp với nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất bằng tăng vụ để tăng thu nhập trên một diện tích dần hình thành nên vùng thâm canh lúa cao sản Mường Lò cho năng suất bình quân trên 110 tạ/ha xứng đáng là vựa lúa lớn cung cấp lương thực không chỉ cho huyện mà còn góp phần cân đối lương thực cho toàn tỉnh.

Sau lúa thì chè là cây có giá trị kinh tế góp phần xoá đói giảm nghèo ổn định đời sống nhân dân. Hiện nay, quy mô trồng mới, cải tạo mỗi năm 150 ha bằng các giống mới như: chè nhập nội, LDP, chè Shan, đưa tổng diện tích chè toàn huyện lên trên 4.100 ha. Sản lượng chè búp tươi tăng từ 21.500 tấn năm 2002 lên 29.300 tấn năm 2006. Các cơ sở chế biến trong huyện được khuyến khích phát triển mở rộng gắn với vùng nguyên liệu, tạo động lực cho người trồng chè thâm canh tăng năng suất. Văn Chấn còn tích cực trồng cải tạo và chăm sóc chè, áp dụng các biện pháp thu hái đúng kỹ thuật để tăng năng suất; 80% diện tích chè đã được đốn chè bằng máy móc.

Các vùng cây ăn quả có giá trị kinh tế như: cam, quýt ở vùng ngoài và nhãn, vải ở vùng trong được hình thành với trên 3.100 ha cung cấp ra thị trường mỗi năm hàng ngàn tấn quả tươi. Cây ăn quả phát triển đã góp phần cải tạo vườn tạp sử dụng hiệu quả đất hoang hoá. Mỗi năm, Văn Chấn  trồng mới và cải tạo 100 ha các giống cây ăn quả chất lượng như: nhãn Hương Chi, cam Đường Canh, cam Va-len-xi-a, xoài...

Với mục tiêu đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất quan trọng, cung cấp thịt cho tiêu dùng và phân bón cho thâm canh, đến nay Văn Chấn có tổng đàn trâu trên 18.000 con, tăng bình quân 2,8%/năm; bò trên 6.000 con tăng 7,6%/năm; lợn 65.000 con tăng 4,5%/năm. Trong cơ cấu chăn nuôi đàn trâu có xu hướng tăng chậm do đồng cỏ bị thu hẹp và đưa tới 40% cơ giới hoá vào đồng ruộng giải phóng sức kéo. Hiện tại, huyện tập trung phát triển mạnh đàn bò, lợn đang được nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp bằng những giống chất lượng, kinh tế như: bò lai Sind, lợn siêu nạc… Chăn nuôi thuỷ đặc sản cũng tăng mạnh như nghề nuôi ba ba gai ở Cát Thịnh, thị trấn Trần Phú cho thu nhập hàng năm hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, nghề nuôi cá ruộng phục hồi và phát triển mạnh ở vùng Mường Lò với diện tích lên tới 500 ha góp phần nâng cao thu nhập trên một diện tích canh tác.

Với diện tích đất lâm nghiệp lớn, gần đây huyện tập trung phát triển trồng rừng kinh tế. Tổng giá trị ngành lâm nghiệp năm 2006 đạt 62.215 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 15 -17% chủ yếu từ các nguồn khoanh nuôi tái sinh, trồng chăm sóc bảo vệ rừng và khai thác lâm sản. Việc thực hiện các dự án 5 triệu ha rừng, trồng rừng kinh tế ...đã từng bước xã hội hoá lâm nghiệp trên cơ sở nông lâm kết hợp gắn trồng mới với chăm sóc bảo vệ rừng nâng độ che phủ lên trên 47% cao gấp 1,3 lần năm 2002. Đất, rừng đã dần dần có chủ và trở thành nguồn thu nhập cho nhân dân, đưa tổng diện tích rừng hiện có lên gần 63.000 ha trong đó có gần 48.000 ha rừng tự nhiên, trên 15.000 ha rừng trồng. Mặc dù vậy, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong toàn ngành nông lâm nghiệp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có do còn nằm trong giai đoạn đầu của sản xuất, kinh doanh nghề rừng.

Đào Minh

 

Các tin khác
Huyện Yên Bình phấn đấu đến năm 2025 có 700 ha tre măng Bát độ.

Không có diện tích "áp đảo" như Trấn Yên song qua 20 năm (bắt đầu từ vùng thượng huyện), huyện Yên Bình đến nay đã và đang phát triển bền vững vùng tre măng Bát độ, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu tập trung, đa dạng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, từng bước đáp ứng mục tiêu chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững đồng thời hứa hẹn tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon ra thị trường nước ngoài.

Người dân xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn

Trong giai đoạn 2019 – 2024, huyện Văn Chấn đã được đầu tư gần 420 tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Gian trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của nông dân tỉnh Yên Bái tại Hà Nội.

Trong 3 ngày 17 - 20/5, Hội Nông dân tỉnh (HND) Yên Bái đã tham gia “Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao, thân thiện với môi trường” do HND thành phố Hà Nội tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chương trình phối hợp giữa HND thành phố Hà Nội với HND các tỉnh, thành năm 2024.

Người lao động làm việc tại Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn luôn được đơn vị tạo điều kiện phát huy sáng kiến trong công việc.

Để sở hữu nguồn lao động phù hợp với nhu cầu, các doanh nghiệp (DN), chủ sử dụng lao động ở Yên Bái đã phối hợp với các cơ sở đào tạo cùng đào tạo, đào tạo lại để người lao động (NLĐ) có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục