Sản xuất CN-TTCN ở Lục Yên:

Phát triển mạnh và tạo bước đột phá

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nói về nguồn tài nguyên, khoáng sản cũng như tiềm năng thì không phải được ưu đãi quá nhiều song Lục Yên đã biết vận dụng, khai thác thế mạnh sẵn có, kêu gọi mọi nguồn lực đầu tư phát triển CN - TTCN, khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2000 cho đến nay luôn đạt trên 35%, tổng giá trị tăng thêm đạt gần 30%/năm - một con số thật ấn tượng!

Làm tranh đá quý một nghề phát triển và bền vững hiện nay ở Lục Yên.
Làm tranh đá quý một nghề phát triển và bền vững hiện nay ở Lục Yên.

Có một điều không ai có thể phủ nhận là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Lục Yên đang phát triển mạnh mẽ và tạo được bước đột phá quan trọng. Và chính điều đó có thể làm vỡ tung vỏ bọc của những hạn chế cũng như tạo đà quan trọng cho các bước phát triển tiếp theo.

Nói về nguồn tài nguyên, khoáng sản cũng như tiềm năng thì không phải được ưu đãi quá nhiều song Lục Yên đã biết vận dụng, khai thác thế mạnh sẵn có, kêu gọi mọi nguồn lực đầu tư phát triển CN - TTCN, khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2000 cho đến nay luôn đạt trên 35%, tổng giá trị tăng thêm đạt gần 30%/năm - một con số thật ấn tượng! Khó ai có thể tin được rằng, những dãy núi đá đứng trơ trọi giữa đại ngàn tưởng chừng như thật “vô tích sự” bao năm qua nay trở thành nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến đá xây dựng, đá block, đá mỹ nghệ. Những sản phẩm từ đá do bàn tay tài hoa của người Lục Yên tạo ra đã được xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Tây Âu, có giá trị kinh tế cao.

Không chỉ có vậy, Lục Yên còn xây dựng được làng nghề làm tranh thu hút hàng trăm lao động thường xuyên và tranh đá quý Lục Yên đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Việc xây dựng nhà máy chế biến nông, lâm, thổ sản, giấy vàng mã, giấy đế vừa giúp tiêu thụ sản phẩm từ gỗ rừng trồng lại góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân. Năm 2006, giá trị sản xuất CN - TTCN của huyện đạt gần 60 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 1 triệu USD; đóng góp vào ngân sách hàng trăm triệu đồng. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2007, giá trị sản xuất đạt trên 32 tỷ đồng, đạt 58,55% kế hoạch, trong đó công nghiệp ngoài quốc doanh đạt hơn 23 tỷ đồng.

Nói về sự phát triển CN - TTCN của Lục Yên, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó phòng Công nghiệp Xây dựng cho biết.: “Sự phát triển CN - TTCN ở Lục Yên trong những năm qua là đáng trân trọng, đặc biệt là công nghiệp ngoài quốc doanh. Từ một huyện mà công nghiệp ngoài quốc doanh gần như không có gì thì nay đã có hàng chục công ty, 7 doanh nghiệp tư nhân và gần một ngàn hộ cá thể hoạt động sản xuất CN - TTCN. Lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đã và đang có nhiều doanh nghiệp tầm cỡ như: Công ty TNHH Thương mại Hùng Đại Dương, Công ty cổ phần Thương mại Thành Phát, Công ty TNHH Hùng Đại Sơn... có doanh thu vài chục tỷ đồng mỗi năm. Kinh tế TTCN địa phương cũng có sự chuyển biến rõ nét từ ngành nghề đến quy mô sản xuất. Một số ngành nghề thủ công truyền thống địa phương được chú trọng và phát triển như: mộc dân dụng, mây tre đan, dệt vải... và đặc biệt là sản xuất tranh đá quý. Giá trị sản xuất không những tăng nhanh, vững chắc mà còn thu hút hàng ngàn lao động địa phương với mức thu nhập từ 700.000 đồng đến 1.500.000 đồng/người/tháng”.

Những kết quả đó có sự nỗ lực và mạnh dạn đầu tư, không cam chịu đói nghèo của người dân Lục Yên, song cũng không thể không nói đến sự năng động, sáng tạo của Đảng bộ và chính quyền nơi đây trong xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, thu hút vốn đầu tư, khai thác hợp lý tiềm năng, thế mạnh để vận dụng hợp lý, tạo sự phát triển. Huyện đã xây dựng được kế hoạch, quy hoạch chi tiết cho phát triển CN - TTCN giai đoạn 2006 - 2010 và đến năm 2015.   

Một cơ chế mở cùng với sự năng động sáng tạo, biết khai thác tiềm năng, thế mạnh hợp lý đã đưa CN - TTCN Lục Yên lên vị thế mới. Với cách nghĩ, cách làm của Đảng bộ, chính quyền nơi đây và với nền tảng hiện có, chắc chắn CN - TTCN của Lục Yên sẽ phát triển hơn nữa, góp phần quan trọng vào công cuộc CNH - HĐH quê hương, đất nước.

Thanh Phúc       

 

Các tin khác
Cây đậu tương trên đất Khai Trung.

YBĐT - Đứng giữa cánh đồng đậu tương đang kỳ vào chắc của xã Khai Trung, kỹ sư Bạch Thị Bích - Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Lục Yên tâm sự: “Lạc và đậu tương đã góp phần nâng cao thu nhập, đem lại cuộc sống no ấm cho nhiều người dân không chỉ ở đây mà cả huyện Lục Yên này”.

Đồi rừng là một trong những thế mạnh kinh tế của Yên Bình.

YBĐT - Là huyện có tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế đồi rừng, huyện Yên Bình (Yên Bái) có hồ Thác Bà rộng 15 nghìn ha mặt nước với trên 1.300 hòn đảo lớn nhỏ là điều kiện thuận lợi và thích hợp cho phát triển kinh tế đồi rừng, đặc biệt là kinh tế trang trại.

Đàn bò của gia đình ông Lò Vắn Tiến khu 4 thị trấn Trạm Tấu được chăm sóc chu đáo nên phát triển tốt.

YBĐT - Là trung tâm của huyện Trạm Tấu (Yên Bái)nên thị trấn Trạm Tấu có rất nhiều lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng, đầu tư công trình phúc lợi, nơi đầu mối giao lưu kinh tế với mọi nơi… Tuy nhiên, kinh tế- xã hội thời gian qua không thật sự chuyển biến rõ nét, đời sống nhân dân còn khó khăn.

Ảnh: Anh Dũng

YBĐT - Ngày 28/9, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông 2006, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2007 và một số nhiệm vụ trọng tâm về an ninh lương thực cuối năm 2007.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục