Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam- Nhật Bản (EPA) có thể đạt được trong năm nay

  • Cập nhật: Thứ bảy, 12/4/2008 | 12:00:00 AM

Ngày 10/4, vòng đàm phán thứ 7 về EPA giữa Việt Nam và Nhật Bản diễn ra trong 5 ngày đã kết thúc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Tham dự vòng đàm phán lần này, phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Công- Thương, Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Phan Thế Ruệ và các quan chức là chuyên viên của các bộ ngành liên quan. Phía Nhật Bản có Đại sứ về quan hệ kinh tế và thương mại quốc tế Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Trưởng đoàn đàm phán nước này Jun Yokota.

Nội dung chính của vòng đàm phán lần này liên quan đến các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, môi trường kinh doanh, cạnh tranh và giải quyết tranh chấp. Phía Nhật Bản đánh giá cao bản chào mới của Việt Nam tại vòng đàm phán lần này. Tuy nhiên, sau 5 ngày đàm phán, các chuyên viên của hai bên vẫn chưa đạt được tiến bộ đáng kể so với vòng đàm phán trước vì còn một số vấn đề chưa được thống nhất. Mặc dù vậy hai bên vẫn bày tỏ quyết tâm và hy vọng tìm được giải pháp thống nhất để đi đến ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện song phương sớm nhất nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong năm nay.

Trả lời câu hỏi phỏng vấn của phóng viên VOV tại Nhật Bản về kết quả của vòng đàm phán lần này, Thứ trưởng Phan Thế Ruệ cho biết: “Chúng tôi đã có 1 phiên họp chung và 2 phiên gặp riêng, kết quả là hai bên đã xích lại gần nhau hơn. Mặc dù phía Nhật vẫn chưa phản hồi rõ bản chào của Việt Nam, trong khi đó Việt Nam phản hồi rất rõ ràng. Hai bên cũng đã thống nhất với nhau sẽ tiếp tục bàn ở các nhóm...”.

Dự báo về thời gian kết thúc đàm phán và khả năng đi đến ký kết Hiệp định EPA với Nhật Bản, Thứ trưởng Phan Thế Ruệ cho rằng, hai bên đã thống nhất nếu điều kiện thuận lợi có thể kết thúc vào giữa năm nay hoặc là muộn hơn một chút. Nhưng để đạt được điều này thì còn nhiều chuyện phải bàn, từ nội dung cơ bản của hiệp đinh, gói chào của Việt Nam, mục tiêu cơ bản của bạn hiện đang ở thế giằng co, nên có thể phải tiến hành nhiều phiên nữa mới ngã ngũ”.

Cũng theo Thứ trưởng Phan Thế Ruệ: “Phía bạn chủ yếu quan tâm đến mức độ mở cửa thị trường hàng công nghiệp của Nhật Bản ở Việt Nam. Việt Nam cũng quan tâm đến mở cửa thị trường nông nghiệp, nhiều vấn đề khác như xuất xứ hang hóa, sản phẩm nông nghiệp, danh mục hàng hóa có thể tiến hành cắt giảm thuế theo lộ trình... Trong phiên thứ 7 này phía Việt Nam đã khẳng định phản hồi bản chào của Nhật rất tích cực và thiện chí và tiếp tục thể hiện thiện chí của mình bằng cách hướng cho mục tiêu này sát lại gần nhau hơn và có thể kết thúc đàm phán. Tuy nhiên, phía Nhật Bản còn đang hứa hẹn phản hồi vào một thời điểm khác. Chúng tôi đã đề nghị với ông Trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản là phải phản hồi sớm để đẩy nhanh tiến độ đàm phán”.

(Theo VOV)

Các tin khác
Các HTX tạo nhiều việc làm cho lao động trong thời gian nông nhàn. Ảnh Quang Tuấn

YBĐT - Năm 2007 toàn tỉnh Yên Bái thành lập và phát triển được 241 HTX, doanh thu các HTX đạt 217 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 5.563 lao động với mức thu nhập bình quân gần 1 triệu đồng/người/tháng, nộp ngân sách Nhà nước 6,1 tỷ đồng.

Bà con nông dân xã Thịnh Hưng (Yên Bình) thu hái chè.

YBĐT - Đợt rét đậm, rét hại đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển của cây chè. Song, với sự chủ động, nỗ lực, đầu tư thâm canh của nông dân, diện tích chè lại xanh tươi, nẩy búp non tơ. Trong những ngày đầu tháng tư này, nhà nông Yên Bái cùng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè lại hối hả bước vào niên vụ sản xuất mới.

Lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng thương mại đã chính thức cắt giảm, tạo những giá trị mới trên thị trường.

Các doanh nghiệp chế biên chè sẽ có sản phẩm xuất khẩu trong thời gian tới.

YBĐT - 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Yên Bái đạt 3 triệu 421 ngàn USD, so với kế hoạch mới đạt 20,1% kế hoạch năm nhưng tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2007.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục