Phù Nham: Khai thác nội lực kinh tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - Xã Phù Nham, huyện Văn Chấn (Yên Bái) là một xã có diện tích tự nhiên khá lớn 2.106,6 ha, với 1.515 hộ dân sinh sống ở 18 thôn bản. Diện tích lúa 2 vụ là 282,4 ha, 38 ha đất mầu chuyên canh và trên 14 ha mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản...

Với lợi thế của địa phương như vậy, nhiều năm qua, Đảng bộ xã đã vận động nhân dân thay đổi tập quán canh tác, loại bỏ các giống lúa dài ngày chuyển sang các giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao vào canh tác trên 90 % diện tích ruộng. Năng suất lúa của Phù Nham luôn ổn định và vụ đông xuân đạt khoảng 60 tạ/ ha/; vụ mùa đạt trên 50 tạ/ ha. Mặt khác, xã luôn tạo điều kiện mở rộng tối đa quỹ đất phục vụ gieo trồng cây vụ ba với công thức phổ biến 2 vụ lúa, 1 vụ màu. Riêng cây trồng vụ ba, hàng năm Phù Nham đã đưa vào gieo cấy đều đạt trên 200 ha, trong đó 137 ha là các giống ngô lai, còn lại là các cây rau màu khác.

Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, huyện về việc xây dựng những cánh đồng cho thu nhập 50 triệu đồng trở lên/ ha/ năm, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyền vận động sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân và giao trực tiếp cho các trưởng thôn, bản xây dựng kế hoạch chi tiết, vận đông các tổ chức đoàn thể của địa phương cùng vào cuộc, hỗ trợ kịp thời các hộ gương mẫu chuyển đổi... Đến nay, diện tích đó đối với địa phương tuy chưa được nhiều nhưng có một số diện tích màu đạt đến 50 triệu/ ha/năm, chủ yếu là các hộ ở Bản Chanh và Noong Ỏ – nơi có trình độ thâm canh cao.

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi của địa phương những năm qua cũng có những bước phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, tận dụng vùng cỏ ven đồi và soi bãi... Hiện nay, đàn trâu toàn xã đã đạt 764 con, đàn bò 193 con, đàn lợn trên 4.568 con và đàn gia cầm, thuỷ cầm trên 71.000 con. Do làm tốt công tác thú y như: tiêm phòng tụ huyết trùng cho trâu bò, tiêm phòng cúm gia cầm và thuỷ cầm, tăng cường kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y được làm thường xuyên tại các khu vực chợ... do đó, nhiều năm qua, Phù Nham không để xảy ra dịch bệnh dịch trên gia súc, gia cầm. Xã còn vận động nhân dân đẩy mạnh chăn nuôi, nhiều mô hình trang trại chăn nuôi với số lượng lớn đã dần được xuất hiện trên địa bàn.

 Qua khảo sát hàng năm, sản lượng thịt các loại của xã cung cấp cho thị trường tiêu thụ trên 400 tấn. Tổng thu nhập từ chăn nuôi đạt trên 3 tỷ đồng mỗi năm. Ngoài các hộ làm giàu từ chăn nuôi, nhiều hộ khác làm giàu từ kinh tế trang trại VACR; ngành nghề kinh doanh dịch vụ… Toàn xã hiện có 286 hộ đạt danh hiệu sản xuất và kinh doanh giỏi. Trong số đó, thu nhập từ 30 triệu đồng trở lên có 129 hộ, điển hình như: ông Tạ Văn Việt, ông Nguyễn Văn Phúc, Phạm Quang Huyên ở Bản Chanh; ông Nguyễn Văn Hoan ở Bản Noong Ỏ; hộ chăn nuôi giỏi có gia đình ông Bùi Tống Nhuận, ông Hoàng Văn Khuyến, ông Hoàng Văn Chơm ở bản Năm Hăn 1và 2…Các gia đình sản xuất kinh doanh giỏi của xã không những chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo nhiều điều kiện cho hộ nghèo vay vốn, các vận dụng khác, cùng với đó là tạo công ăn việc làm thêm cho hàng trăm lao động lúc nông nhàn của địa phương có thêm thu nhập.

Cùng với phát triển kinh tế nông nghiệp, Phù Nham nhiều năm qua đã hình thành và đi vào hoạt động khá hiệu quả 2 mô hình hợp tác xã, đó là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, chuyên kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp. Sự năng động của hợp tác xã này đã tạo uy tính không những cho nhân dân Phù Nham mà kể cả nhân dân các xã vùng lân cận cũng tìm đến mua giống và vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất. Hàng năm, tổng doanh số hoạt động đạt gần 8 tỷ đồng. Mô hình thứ hai là hợp tác xã tín dụng với 1.005 thành viên, đã qua hàng chục năm hoạt động rất uy tín, đúng luật, đúng nguyên tắc, đã huy động tốt nguồn tiền gửi nhàn rỗi của nhân dân. Đến nay, quỹ đã có doanh số cho vay đạt 6 tỷ 563 triệu đồng, mức dư nợ đạt 4 tỷ 697 triệu đồng. Qua đánh giá hàng năm, quỹ đều duy trì tốt, được khách hàng tín nhiệm, hoạt động ngày càng đạt hiệu quả cao.

Từ việc khai đồng bộ và hiệu quả cao nguồn nội lực đã từng bước đưa địa phương ngày càng phát triển toàn diện, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, góp sức cùng huyện Văn Chấn trên con đường CNH- HĐH nông ngiệp nông thôn.

Thạch Phong

Các tin khác

Bản Mù một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu (Yên Bái), 100% dân số là người Mông. Những năm trước, cuộc sống người dân nơi đây gặp nhiều thiếu thốn. Nhiều hộ dân lâm vào cảnh thiếu đói triền miên. Song những năm qua, được Đảng, Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ và sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền xã, sự nỗ lực của các hộ dân đời sống, kinh tế - xã hội được nâng lên đáng kể.

Ngày 21-4, ngay khi Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn chính thức thông báo quyết định tăng thuế nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc dùng chở người từ 70% lên 83% (có hiệu lực từ 22-4), thị trường xe hơi đã có những phản ứng bất thường. Khách hàng chỉ dò giá, không mua, còn salon ô tô tăng giá nửa vời.

Giải ngân cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải.        Ảnh: t.l

YBĐT - Năm 2007, công tác ủy thác bán phần ở Ngân hàng Chính sách - Xã hội Yên Bái tiếp tục được củng cố, nâng cao chất lượng nhằm hạn chế số nợ quá hạn, sử dụng đồng vốn chính sách có hiệu quả và nâng cao năng lực của các tổ chức hội. Hơn 3.000 tổ tiết kiệm vay vốn với hàng chục vạn đoàn viên, hội viên đã được vay 393,9 tỷ đồng, chiếm tới 99% tổng dư nợ và hạn chế số nợ quá hạn xuống còn 1,9%.

YBĐT - 3 tháng đầu năm 2008, lực lượng kiểm lâm Yên Bái đã phát hiện 102 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có 58 vụ vận chuyển, 40 vụ chế biến, cất giữ lâm sản trái phép, đốt nương làm rẫy 3 vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục