Hiệu quả sử dụng hầm Biogas ở huyện Văn Yên

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sau hơn một năm thực hiện, đến nay toàn huyện Văn Yên (Yên Bái) đã có gần 200 hộ gia đình xây dựng hầm khí sinh học Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi tạo ra khí gas phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Đảm bảo môi trường sạch.
Đảm bảo môi trường sạch.

Thực tế cho thấy, một con lợn mỗi ngày thải ra từ 2 - 4 kg phân, một con trâu, bò thải ra từ 15-20 kg phân. Như vậy, với số lượng trâu, bò, lợn của tỉnh như hiện nay thì lượng phân thải ra hàng ngày lên tới gần 1.000 tấn phân. Số chất thải này nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước và không khí. Đồng thời, đây còn là điều kiện để phát sinh các nguồn dịch bệnh truyền nhiễm.

Trước thực tế đó, từ năm 2006, sau khi Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Hợp tác phát triển Hà Lan được triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên đã triển khai ứng dụng công nghệ khí sinh học Biogas xử lý chất thải chăn nuôi tạo ra khí gas phục vụ sản xuất và sinh hoạt hàng ngày quy mô hộ gia đình với sự hỗ trợ về kỹ thuật và 1 triệu đồng/hầm và kết quả hầm Biogas đã đem lại lợi ích rất rõ rệt.

Ông Trần Văn Qui, thôn 3, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên nuôi 4 lợn nái sinh sản và gần 50 con lợn thịt, đã hăng hái đăng ký xây dựng công trình cỡ 12 m3 và ông vui mừng cho biết: lượng gas tạo thành từ hầm Biogas nhà ông quá dư thừa. Ngoài đun nấu phục vụ sinh hoạt trong gia đình, ông còn sử dụng lượng gas đó để nấu cám lợn, nấu rượu và thắp sáng bằng đèn khí sinh học.

Ông Qui cho biết thêm rằng, khi xây dựng xong công trình tổng cộng hết khoảng gần 8 triệu đồng. Khoản tiền này khá lớn đối với gia đình ông, nhưng nếu tính tới hiệu quả thì chắc rằng ai cũng sẽ dành dụm để xây hầm Biogas, bởi tính ra mỗi tháng bình quân gia đình ông cũng phải mất từ 250 đến 300 nghìn đồng để mua chất đốt, điện tương đương với gần 3 triệu đồng mỗi năm.

Có Biogas, gia đình tha hồ đun nấu, không phải mua than, củi nữa. Hàng ngày chỉ cần nạp phân xuống hầm là có khí gas phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Mặt khác, có công trình Biogas chuồng trại luôn sạch sẽ nên gia súc chóng lớn, ít bệnh tật, môi trường sống trong lành, sức khoẻ của người dân được nâng cao.

Trước đây, các hộ gia đình cứ băn khoăn vì chỉ sợ khi xây dựng hầm Biogas thì không có phân để bón cho lúa và các loại cây trồng khác. Bây giờ thì họ đã hết băn khoăn vì qua quá trình phân giải của phân và nước tiểu của gia súc, dịch thải hay còn gọi là phụ phẩm từ công trình Biogas còn dùng làm phân bón cho lúa, ngô, chè và các loại cây trồng khác rất tốt thậm chí còn có thể sử dụng làm thức ăn bổ sung cho cá, lợn, trâu và nuôi giun...

Với những lợi ích cụ thể đó, Biogas không chỉ giúp giảm chi phí mua chất đốt cho người dân mà còn hạn chế được nạn phá rừng và phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững cũng như đảm bảo cho cuộc sống ở nông thôn ngày càng văn minh và hiện đại. Đây thật sự là một trong những tiến bộ khoa học - kỹ thuật quan trọng hỗ trợ cho các hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ, đặc biệt những hộ gia đình phát triển chăn nuôi với quy mô lớn và tập trung ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

Đưa một số đoàn đi thăm những hộ chăn nuôi có áp dụng công nghệ Biogas ở tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Văn Yên nói riêng, tất cả đều phải thừa nhận rằng, không còn thấy mùi hôi thối, ruồi nhặng như những hộ chăn nuôi để chất thải tự nhiên. Với hiệu quả thiết thực đó, năm 2008, huyện Văn Yên tiếp phấn đấu xây dựng 100 công trình khí sinh học trên địa bàn huyện và nhiều nơi khác cũng đã bắt đầu nhân rộng mô hình này từ Văn Yên.

Phạm Thế Ánh

Các tin khác

YBĐT - Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng kế hoạch sản xuất cơ cấu mùa vụ, tạo sự đồng thuận về nhận thức cũng như hành động trong dân.

Ngày 29/4, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Thị Nguyệt cho biết trong 4 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu 1,38 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 593 triệu USD.

Nhà Công vụ Ban Chỉ đạo Tây Bắc do Công ty cổ phần Xây dựng số 2 thi công, mới bàn giao đưa vào sử dụng.

YBĐT - Được thành lập tháng 6 năm 1962 với tên gọi Đội Công trình xây dựng thuộc Ty Xây dựng Yên Bái, những người thợ Công ty 2 (Công ty cổ phần Xây dựng số 2) ngày ấy đã dũng cảm trong chiến đấu, hăng say trong lao động sản xuất, tham gia xây dựng nhiều công trình phục vụ sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Người dân xã Quy Mông vận chuyển gấc giống về trồng.

YBĐT - Chiếm 86% tỷ trọng cơ cấu kinh tế, nên những năm qua, trong sản xuất nông nghiệp, xã Quy Mông - xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên đã coi trọng việc đưa những giống cây mới, đem lại giá trị kinh tế cao vào gieo trồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục