Trồng tre lấy măng: Mô hình hiệu quả cao

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đối với tỉnh Yên Bái, trồng tre lấy măng là một nghề mới. Điển hình như mô hình trồng tre Bát Độ lấy măng do Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên triển khai thực hiện năm 2001, đến nay huyện đã phát triển, mở rộng diện tích trồng tre Bát Độ lấy măng lên gần 1.000 ha.

Hiện nay, măng được bán trên thị trường dưới những dạng phổ biến như: măng tươi, măng khô, măng luộc, dưa măng. Các loài măng này đa phần có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, nhất là măng khô và măng luộc như: măng tre gai, măng vầu, măng mai, măng hóp… Còn các loại măng bán ở dạng tươi hay làm dưa, măng hộp ta có măng tre Tầu, măng Bát Độ, măng Mạnh Tông có nguồn gốc từ Trung Quốc được gây trồng phân tán trong nhân dân.

Tuỳ theo thời điểm và phẩm chất của mỗi loại măng mà giá măng có thay đổi từ 4.000 đến 10.000 đồng/kg măng tươi và 60.000 - 90.000 đồng/kg măng khô. Đối với thị trường nước ngoài như  Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore thì giá còn cao hơn nhiều.

Đối với tỉnh Yên Bái, trồng tre lấy măng là một nghề mới. Điển hình như huyện Trấn Yên từ kết quả thực hiện mô hình trồng tre Bát Độ lấy măng do Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên triển khai thực hiện năm 2001, đến nay huyện đã phát triển, mở rộng diện tích trồng tre Bát Độ lấy măng lên gần 1.000  ha.

Riêng năm 2006, huyện đã trồng mới được 274 ha, hình thành các vùng sản xuất tập trung ở các xã: Tân Đồng, Việt Thành, Kiên Thành, Hồng Ca, Hưng Khánh, Hưng Thịnh. Sau 3 năm trồng, đến năm 2005 diện tích tre Bát Độ đã bắt đầu cho khai thác ở giai đoạn kiến thiết cơ bản với diện tích trên 100 ha ở các xã: Kiên Thành, Việt Thành, Hưng Thịnh. Sản lượng măng tươi đạt 500 tấn, giá trị thu gần 600 triệu đồng.

Bước đầu sản phẩm măng Bát Độ đã trở thành hàng hóa, có thị trường tiêu thụ ổn định với giá bình quân 1.500 đồng/kg măng lóng và 1.800 đồng/kg măng ngọn, đã đem lại hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thu nhập cho người dân.

Trong 2 năm đầu có thể trồng xen canh cây nông nghiệp để lấy ngắn nuôi dài, ví dụ: ngô, khoai, sắn, gừng… để giảm chi phí chăm sóc bảo vệ phòng chống cháy cho tre, đồng thời thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu. Cây tre sau 24 tháng trồng sẽ đưa vào khai thác, lúc này mỗi bụi tre chỉ duy trì từ 3-4 cây, theo cách này rừng tre sẽ cho được 12-14 tấn/ha/năm (măng tươi) với giá bán tại rừng hiện nay là 1,7 triệu đồng/tấn.

Như vậy, sẽ thu được từ 20-25 triệu đồng/ha/năm. Đó là chưa kể hàng năm còn phải tỉa bớt một số tre già bán cũng có một khoản thu đáng kể. Hiện nay, người trồng tre có 2 phương thức kinh doanh là trồng tre lấy măng là chính, tre là phụ và trồng tre lấy tre là chính, măng là phụ. Nhưng dù kinh doanh theo phương thức nào người trồng tre vẫn có thể yên tâm khai thác lâu dài (40-50 năm).

Theo chuyên môn của ngành nông nghiệp thì các lâm trường hay nông trường những ai có ý định trồng tre đều có thể trồng được với diện tích lớn hay nhỏ khác nhau để kinh doanh; trồng tre hỗn giao với các loại cây rừng để phòng hộ, phủ xanh đất trống theo các chương trình của nhà nước. Đối với nông hộ, có thể trồng tre lấy măng ở xung quanh nhà, quanh vườn, quanh bờ ao, những nơi đất hoang.

Tuy nhiên, khi trồng tre cần lưu ý là tre mọc thích hợp trên đất bazan, đất cát pha thịt hay đất thịt pha cát; nơi đất có nhiều sét, ngập nước tre mọc không tốt lắm. Nên trồng ở những nơi có tầng đất mặt dày từ 60 cm trở lên và có mực nước ngầm không quá sâu.

Thực tế đã khẳng định, trồng tre Bát Độ lấy măng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích đất đồi; là loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Yên Bái; thời gian thu hoạch nhanh, trồng một lần được hưởng nhiều năm; thị trường tiêu thụ về măng và tre rất rộng... Đây là một hướng đi mới đang có nhiều triển vọng đối với người dân trong toàn tỉnh.

Lê Thị Hải Yến

Các tin khác

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 4/2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng 700 triệu USD, tăng 11,8% so với tháng 3, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong 4 tháng qua lên 2,6 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế tại Cục thuế tỉnh.

YBĐT - http://www.gdt.gov.vn đã trở thành địa chỉ quen thuộc để cán bộ thuế khai thác thông tin, phục vụ điều hành công tác chuyên môn của lãnh đạo Cục Thuế và hoạt động của các đoàn thể. Giúp cán bộ thuế kịp thời nắm bắt các hoạt động của ngành và khai thác các trang báo liên kết khác.

Lạc xuân đang phát triển tốt trên đồng bãi xã Mỹ Gia (Yên Bình)

YBĐT - Năm 2008, huyện Yên Bình (Yên Bái) có kế hoạch trồng 500 ha lạc. Để chủ động về giống, vụ thu đông năm 2007, huyện đã trồng 150 ha lạc giống, chủ yếu là giống tiến bộ kỹ thuật.

YBĐT - Tỉnh Yên Bái vừa tiếp tục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho triển khai dự án tại 2 xã Phan Thanh và An Phú, huyện Lục Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục