Đã ký hợp đồng xuất khẩu gần 60.000 tấn phôi thép

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/5/2008 | 12:00:00 AM

Theo tin từ các doanh nghiệp (DN), hiện nay các công ty như Thép Đình Vũ, Gang thép Vạn Lợi và Thép Hưng Yên... đã ký hợp đồng xuất khẩu gần 60.000 tấn phôi thép.

Số phôi thép trên được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Thái Lan, Malaysia và Philippines. Trong đó lượng phôi thép đã xuất khẩu từ 15.000-20.000 tấn. Giá xuất khẩu phôi thép của Việt Nam ở mức khoảng 860 USD/tấn, cộng với 2% thuế xuất khẩu và cước vận chuyển khoảng 25 USD/tấn thì giá phôi chỉ ở mức 900 USD/tấn, vẫn rẻ hơn so với phôi thép của Trung Quốc khoảng 30 USD/tấn.

Theo một số nguồn tin, với giá xuất khẩu như trên, các DN đang có lãi lớn bởi họ đang sử dụng thép phế nhập khẩu từ trước ở mức 340-400 USD/tấn. Còn các DN sản xuất phôi thép cho biết do không tìm được đầu ra trong nước nên bắt buộc họ phải xuất khẩu.

Bên cạnh đó, thép phế cũng bắt đầu xuất ngược. Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần A&A Global, một trong những DN nhập khẩu thép phế lớn cho biết, trong 2 tháng qua DN này không bán được tấn thép phế nào cho các khách hàng Việt Nam, trong khi đó  trước đây, mỗi tháng bán chừng 20.000 tấn. Một số lô hàng thép phế của DN này đang trên đường nhập về Việt Nam đã phải quay sang bán cho các DN Thái Lan, thậm chí một số lô hàng thép phế đã nhập về nước nay cũng đang được tái xuất.

Lý do là các DN Việt Nam trả giá quá thấp, chỉ khoảng 475-500 USD/tấn, trong khi đó xuất sang Thái Lan giá là 600 USD/tấn, trừ các chi phí thì lợi nhuận vẫn còn khoảng 50 USD/tấn.

Một số DN hiện nay đã bắt đầu thu gom thép phế để xuất khẩu bởi bán trong nước không có lợi bằng bán ra nước ngoài.

Trong khi đó tình hình tiêu thụ thép trong nước đang giảm mạnh và lượng phôi nhập khẩu còn tồn đọng nhiều.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, nếu quý I/2008 lượng thép xây dựng tiêu thụ bình quân đạt 320.000 tấn/tháng thì sang tháng 4/2008 đã giảm mạnh chỉ còn 250.000 tấn/tháng.

Hiện nhiều DN đang tồn đọng số lượng lớn thép xây dựng và phôi thép không bán được và có nguy cơ phải ngừng sản xuất.

(Theo Báo Công Thương)

Các tin khác

YBĐT - Năm 2008, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) sẽ trồng 800 ha rừng phòng hộ tại 7 xã gồm: Bản Mù, Bản Công, Pá Hu, Xà Hồ, Túc Đán, Tà Xi Láng. 300 ha rừng kinh tế được quy hoạch trồng tại thôn Làng Tống, xã Túc Đán; thôn Tà Xùa xã Bản Công và thôn Nhì Dưới xã Làng Nhì, theo phương thức đa dạng các loài cây.

Sản xuất ván ghép thanh tại Công ty TNHH Thành Đạt(Yên Bái). Ảnh: Thành Trung.

Hiện tại, thị trường Mỹ vẫn chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn của đồ gỗ Việt Nam với 41%, tiếp đó là thị trường Nhật Bản là 12,8%, thị trường Anh 8,2%. Theo kế hoạch đề ra, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD, với kết quả hoạt động của bốn tháng đầu năm khá thuận lợi nếu không có diễn biến xấu thì mốc xuất khẩu 3 tỷ USD của cả năm sẽ đạt được! Và, năm 2008 ngành chế biến gỗ đạt chỉ tiêu đề ra sẽ là tiền đề đi đến mục tiêu 5 tỷ đến năm 2010.

Thêm một phiên tăng mạnh nữa vừa diễn ra trên thị trường vàng thế giới, đẩy giá vàng trong nước sáng 21/5 lao thẳng qua ngưỡng 1,8 triệu đồng/chỉ.

Làm rọ đá cứu cầu Lung ở thị xã Nghĩa Lộ trong mùa mưa bão năm 2007. Ảnh: TT.

YBĐT – Là tỉnh nằm trong khu vực Tây Bắc, những năm qua Yên Bái luôn phải hứng chịu hậu quả của thiên tai. Lốc tố và mưa đá, bão và áp thấp nhiệt đới cộng với hàng năm có từ 4 - 5 đợt mưa kéo dài đã tạo ra nhiều cơn lũ gây thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục