Công nghiệp – TTCN - Động lực phát triển kinh tế – xã hội Lục Yên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT – Trong giai đoạn 2004 - 2007, kinh tế công nghiệp của huyện Lục Yên(Yên Bái) thường xuyên duy trì được tốc độ phát triển trung bình 14%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp(TTCN) trong nền kinh tế năm 2007 đã đạt 11,8% và tăng 4,6% so với năm 2003. Nhiều ngành nghề đã có sự phát triển như: gạch nung, khai thác đá, sửa chữa cơ khí, sản xuất tranh đá... Công nghiệp – TTCN đi lên góp phần để Lục Yên đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ.

Làm đá mỹ nghệ - nghề mới ở Lục Yên. Ảnh: TT.
Làm đá mỹ nghệ - nghề mới ở Lục Yên. Ảnh: TT.

Xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương với tiềm năng về tài nguyên rừng, đất đai, khoáng sản, lao động khá dồi dào, cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống đường giao thông tương đối hoàn thiện, để kinh tế công nghiệp phát triển, khai thác có hiệu quả tiền năng lợi thế của huyện, Lục Yên đã xây dựng được nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp – TTCN giai đoạn 2002 – 2010, Đề án điều chỉnh về phát triển công nghiệp – TTCN giai đoạn 2004 - 2010.

 

Thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua Lục Yên đã sớm lập và được phê duyệt quy hoạch về khoáng sản và các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện với tổng diện tích 110ha thuộc các xã Vĩnh Lạc, Tân Lĩnh và Thị trấn Yên Thế, bằng các nguồn vốn, huyện đã mở 22 lớp đào tạo nghề và truyền nghề tại chỗ cho 600 lao động. Bên cạnh đó, Lục Yên luôn đồng hành giúp đỡ các cơ sở trong công tác cấp đất, giải phóng mặt bằng, vay vốn đầu tư, đào tạo nghề, hỗ trợ xúc tiến thương mại… do đó, đến hết năm 2007 trên địa bàn huyện đã có 43 công ty, doanh nghiệp, 8 hợp tác xã và hàng trăm hộ cá thể đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Trong đó, có 60% doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng.

 

Đối với ngành khai thác mỏ, tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2004 – 2007 đạt trên 61 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2003. Trong đó, khai thác đá trắng dạng Block tăng 88%, khai thác cát, sỏi, đá các loại tăng hơn 90%, sản xuất vật liệu xây dựng tăng gấp 2 lần so với thời điểm trước khi thực hiện đề án. Bên cạnh đó, các ngành nghề như: gia công cơ khí, chế biến gỗ rừng trồng, mây tre đan, chế biến sắn, làm tranh đá quý… cũng có sự phát triển mạnh mẽ và giải quyết tốt nhu cầu về việc làm cho lao động địa phương

 

Mặc dù một số ngành chính như: Khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, chế biến lâm sản… đều tăng cao so với năm 2003, nhưng công nghiệp – TTCN Lục Yên vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Một số ngành nghề mũi nhọn được xác định như chế tác đá quý, khai thác, chế biến đá trắng quy mô hoạt động còn nhỏ, nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, sản xuất ở một số đơn vị còn kém hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên. Hiện tại, việc đầu tư vào huyện chủ yếu tập trung khai thác khoáng sản với nguồn vốn đầu tư thấp, chưa tạo động lực cho công nghiệp – TTCN phát triển toàn diện. Các hoạt động như chế biến chè, sản xuất giấy đế, chế biến nông sản chưa được chú ý đầu tư, chưa phát huy được thế mạnh của địa phương…

 

Để đến năm 2010, công nghiệp – TTCN Lục Yên có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 14 – 15%/năm, với kinh tế công nghiệp chiếm 20% trong cơ cấu nền kinh tế, Lục Yên xác định, trước hết tập trung đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, tạo điều kiện ưu tiên cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài huyện phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản nhằm tạo đột phá trong lĩnh vực này, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp cơ khí, sửa chữa, mộc dân dụng, quản lý tốt việc khai thác chế biến đá quý, đá cảnh, quản lý tốt và triển khai xây dựng cụm công nghiệp để các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá vôi trắng đầu tư và phát triển trên địa bàn.

 

Theo ông Phạm Văn Lái – Bí thư huyện uỷ, qua thời gian thực hiện nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp – TTCN giai đoạn 2002 – 2010 và Đề án điều chỉnh về phát triển công nghiệp – TTCN giai đoạn 2004 – 2010, Lục Yên đã đánh giá được toàn diện kết quả cũng như tồn tại trong phát triển công nghiệp – TTCN trên địa bàn thời gian qua. Từ đó, huyện kịp thời điều chỉnh phương hướng chung và nhiệm vụ trong lĩnh vực này cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế. Nếu trước kia, việc phát triển khai thác, chế biến đá vôi trắng được xác định là mũi nhọn và được ưu tiên hàng đầu thì giai đoạn tới, ngành sản xuất này được điều chỉnh lại và đứng sau một số ngành như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, sản xuất cơ khí… Cùng với đó, Lục Yên đã đề ra được cụm giải pháp cụ thể, đó là giải pháp về vốn đầu tư, về chính sách khai thác thị trường, về phát triển khoa học công nghệ, môi trường sinh thái…

 

Có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có chủ trương, chính sách rõ ràng hy vọng rằng trong thời gian tới công nghiệp – TTCN Lục Yên sẽ có bước phát triển vượt bậc, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mình và trở thành động lực để kinh tế – xã hội Lục Yên phát triển toàn diện, bền vững.

 

Khánh Linh

Các tin khác

Chính phủ cho phép đánh thuế tuyệt đối đối với xuất khẩu gạo và phân urê. Bộ Công thương đang triển khai nhiều biện pháp nhằm bình ổn giá những mặt hàng thiết yếu. Sẽ cho lập quĩ bình ổn gạo lưu thông nhằm ổn định giá gạo trong nước...

Bà Lindsay Virginia Thompson, Phó chủ tịch tập đoàn Lockheed Martin chuyển giao hoá đơn bán hàng, biên bản kết thúc hợp đồng với đại diện chủ đầu tư VNPT, Phó tổng Giám đốc Bùi Thiện Minh.

Vào lúc 14h chiều 29/5/2008, tại trụ sở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đại diện Tập đoàn sản xuất vệ tinh Lockheed Martin đã chính thức bàn giao vệ tinh VINASAT-1 và hoá đơn bán hàng, kết thúc hợp đồng sản xuất và phóng vệ tinh cho chủ đầu tư VNPT.

Công ty cổ phần chè Văn Hưng cần phát huy thế mạnh có vùng nguyên liệu tốt để chế biến chè.

YBĐT - Đó là mong muốn của đồng chí Nguyễn Văn Ngọc - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy trong đợt kiểm tra, nắm tình hình sản xuất kinh doanh ở một số doanh nghiệp vào ngày 28 và 29/5. Cùng đi với Phó bí thư có lãnh đạo Sở Công thương và một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

Ảnh minh họa. Ảnh: TT.

YBĐT - Theo kế hoạch giai đoạn 2006-2008, huyện Trạm Tấu (Yên Bái)trồng 50 ha chè shan giâm cành thay thế các diện tích chè già cỗi năng suất kém bằng nguồn vốn phủ lãi suất giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ làm chủ đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục