Bộ NN&PTNT kiến nghị: Giữ lại 3,9 triệu ha đất trồng lúa

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/6/2008 | 12:00:00 AM

NN&PTNT vừa có kiến nghị phải giữ được ít nhất 3,9 triệu ha đất trồng lúa trong bối cảnh tốc độ lấy đất nông nghiệp làm đất đô thị, khu công nghiệp tại nhiều tỉnh trọng điểm về trồng lúa đang diễn ra mạnh mẽ.

Theo Bộ NN&PTNT cần giữ lại 3,9 triệu ha đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực
 

Theo báo cáo gửi Chính phủ nhằm đánh giá thực trạng, những thách thức và kiến nghị chủ trương, giải pháp lớn nhằm ổn định tình hình an ninh lương thực ở nước ta của Bộ NN&PTNT.

Diện tích trồng lúa năm 2000 là gần 4,47 triệu ha. Đến năm 2006, diện tích này đã giảm xuống còn 4,13 triệu ha (giảm 316 nghìn ha), trung bình mỗi năm giảm tới 50 nghìn ha.

Đất trồng lúa chủ yếu được chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt là làm các khu công nghiệp, sân golf...

Như vậy, dù năng suất lúa của nước ta tăng bình quân 2,06% (giai đoạn 1997-2006) tương đương 770.000 tấn/năm nhưng trong giai đoạn 2003-2007 thì sản lượng lúa của chúng ta vẫn “dậm chân tại chỗ” ở mức xấp xỉ 36 triệu tấn.

Sản lượng lúa này dùng để tiêu thụ trong nước khoảng 75-80% và tổng lượng tiêu thụ sẽ tăng bình quân 1%/năm cho tới khi chúng ta ổn định quy mô dân số ở mức 120 triệu người vào năm 2035.

Như vậy, về cơ bản an ninh lương thực của nước ta sẽ được đảm bảo nhưng để đạt được mục tiêu này, Bộ NN&PTNT kiến nghị phải giữ được ít nhất 3,9 triệu ha đất trồng lúa trong bối cảnh tốc độ lấy đất nông nghiệp làm đất đô thị, khu công nghiệp tại nhiều tỉnh trọng điểm về trồng lúa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Tại cuộc họp gần đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cảnh báo, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, diện tích đất lúa sẽ giảm rất nhanh và đây chính là nguy cơ lớn nhất mà chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cần phải giải quyết bởi việc biến đất lúa thành đất ở, đất công nghiệp sẽ kéo theo sự mất đất lúa vĩnh viễn không thể phục hồi.

Các nguy cơ khác cũng không thể không kể đến là sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa, sức ép chuyển dịch cơ cấu lao động dẫn đến thiếu lao động nông nghiệp nếu không được cơ giới hóa kịp thời trong khi việc tăng thu nhập cho người trồng lúa gặp rất nhiều khó khăn do giá cả tiêu dùng, vật tư nông nghiệp tăng mạnh.

Bộ NN&PTNT cũng đưa ra một số kiến nghị Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2015 và 2020” do Bộ NN&PTNT chủ trì; thành lập Uỷ Ban an ninh lương thực quốc gia do Phó Thủ tướng đứng đầu để chỉ đạo việc thực hiện chiến lược lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực trong dài hạn. 

(Theo TPO)

Các tin khác
Các đội thuế phải nâng cao trách nhiệm trong hướng dẫn kê khai lập sổ bộ thuế. Ảnh Minh Quang

Ngày 31/5, Cục thuế Yên Bái đã tổ chức đánh giá kết quả ứng dụng chương trình quản lý thuế nhà đất. Dự hội nghị có lãnh đạo Tổng cục thuế, Cục thuế các tỉnh bạn thuộc khu vực phía Bắc.

Giống lạc mới L14 đưa vào trồng ở nhiều địa phương của tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Vụ xuân năm 2008, nông dân xã Minh Tiến, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã chuyển phần lớn diện tích đất lấn hồ Thác Bà dưới cốt 58 sang trồng lạc. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng này đã cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập từ trồng lạc hiện cao gấp từ 2 đến 2,5 lần trồng lúa hồ.

Do cân đối cung cầu cho sản xuất, tiêu dùng được giữ vững và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát và giữ ổn định giá một số mặt hàng quan trọng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nhân dân xã Trạm Tấu(Trạm Tấu) nhận phân bón để phục vụ sản xuất vụ mùa 2008. Ảnh: Khánh Linh.

YBĐT - Toàn huyện Trạm Tấu(Yên Bái) có 1.179 hộ với gần 10.000 nhân khẩu đang rất cần được cứu đói giáp hạt trong vòng một tháng. Ước tính số gạo cần hỗ trợ là gần 150 tấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục