Năm con trâu nghĩ về sản xuất nông nghiệp Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/2/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sản xuất nông-lâm nghiệp Yên Bái trong vài năm trở lại đây đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, lúa, ngô, khoai, sắn liên tục được mùa, chăn nuôi, thuỷ sản đã tạo ra khối lượng hàng hoá. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt bình quân trên 5%, cơ cấu cây trồng chuyển dịch đúng hướng, đời sống của hàng chục vạn hộ nông dân đã bớt phần khốn khó, nông nghiệp nông thôn có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên bên cạnh đó sản xuất nông-lâm nghiệp vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục và tháo gỡ!

Nông dân vùng cao Mù Cang Chải đã biết đưa giống lúa lai vào gieo cấy tạo năng suất cao.
Nông dân vùng cao Mù Cang Chải đã biết đưa giống lúa lai vào gieo cấy tạo năng suất cao.

Tuy là tỉnh miền núi song Yên Bái lại có nhiều tiền năng thế mạnh trong phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp. Không chỉ có một cánh đồng Mường Lò rộng lớn mà còn có cánh đồng Đại-Phú-An (Văn Yên), Bắc Trấn Yên, Mường Lai, Minh Xuân (Lục Yên) bằng phẳng, phì nhiêu. Gần 13 ngàn ha chè xanh tốt, hàng trăm ngàn ha rừng tự nhiên, gần 200 ngàn ha rừng kinh tế đầy tiềm năng, nhiều đồng cỏ tạo đà cho chăn nuôi…Tiềm năng là vậy song có một điều dễ nhận thấy là tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng về đất đai, lao động và nguồn vốn đầu tư. Cơ cấu cây trồng tuy có chuyển dịch song tốc độ chậm, tình trạng thiếu lương thực và đói giáp hạt ở vùng cao vẫn còn nhiều; sản xuất vụ đông chưa mở rộng diện tích, chất lượng thấp, đặc biệt là chưa xác lập được thời vụ chuẩn; chăn nuôi, thủy sản chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh; sản xuất, kinh doanh chè còn nhiều lúng túng…

Muốn đưa nông nghiệp, nông thôn lên bước phát triển mới buộc Yên Bái phải giải quyết tốt những tồn tại đó. Trước tiên phải đẩy mạnh sản xuất nông-lâm nghiệp theo hướng đảm bảo an ninh lương thực ở vùng cao, vùng thấp sản xuất trở thành  hàng hóa lớn đáp ứng thị trường. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng tỷ trọng trong sản xuất lâm nghiệp và chăn nuôi; từng bước tiến hành công tác quy hoạch, phân vùng hợp lý. Đối với các huyện, xã vùng sâu, vùng xa phát triển cây ngô, lúa, trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ và phát triển chè Shan, đảm bảo bằng được an ninh lương thực; vùng thấp, vùng thâm canh hình thành, xây dựng và phát triển sản xuất hàng hoá.

Những hướng đi ấy không phải là quá mới mà đã từ nhiều năm nay được ngành nông nghiệp và các huyện thị đề ra, nhiều nơi đã xây dựng cả nghị quyết chuyên đề. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân rất đồng tình song việc thực hiện và phát triển vẫn còn rất chậm, vùng lúa hàng hoá không nhiều, chăn nuôi trâu bò, lợn gà...vẫn ở mức tự cung, tự cấp là chính. Chưa hình thành rõ nét vùng sản xuất hàng hoá với quy mô lớn. Những vùng đã được quy hoạch sản xuất hàng hoá lại phá vỡ quy hoạch, sản xuất tràn lan dẫn đến cung đã vượt cầu như trong sản xuất sắn ở Văn Yên, Yên Bình và một số huyện thị khác. Văn Chấn có nhiều nỗ lực xây dụng vùng cam hàng hoá thuộc 8 xã vùng ngoài là rất tốt, nhưng trong quá trình phát triển không áp dụng các tiến bộ bo học kỹ thuật, tuyển chọn giống không tốt dẫn đến cam, quýt có chất lượng kém. Những thiếu sót đó một phần thuộc về công tác lãnh chỉ đạo, quy hoạch phát triển, một số nơi làm tốt thì thiếu vốn, kiến thức và cơ chế...
 
Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, chăn nuôi thuỷ sản, từng bước hình thành nền sản xuất hàng hoá tiên tiến, chất lượng hiệu quả, đa dạng, bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu nội ngành theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp và kinh tế đồi rừng; hình thàng rõ nét cơ cấu sản xuất theo vùng, tạo khối lượng hàng hoá đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù còn nhiều khó khăn song Yên Bái đã ban hành một số chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2008-2010; hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp cho các hộ nghèo; xây dựng dự án phát triển sản xuất hàng hoá trong vùng quy hoạch...Mục tiêu xây dựng vùng sản xuất hàng hoá; lúa với diện tích 4.000 ha, sản lượng đạt 40 ngàn tấn/năm; ngô 10 ngàn ha, sản lượng 50 ngàn tấn/năm; hình thành 1.000 cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm...

Thiên thời-địa lợi-nhân hoà là rất tốt, song thiên vẫn không bằng địa, địa vẫn không bằng nhân, cái chính  là mỗi chúng ta làm thế nào để thực hiện và cụ thể hoá thành công. Một vấn đề không thể không nói đến là phải thay đổi nếp nghĩ, nếp làm mạnh mún, nhỏ lẻ, tư tưởng trông chờ ỷ nại trong mỗi cán bộ, đảng viên đến người dân.

Xuân Kỷ Sửu đã về trên khắp các làng quê từ vùng thấp đến vùng cao, trâu có chậm nhưng ta hãy để cho trâu bước những bước đi vững chắc.

Hiền Lương

Các tin khác
Giá các mặt hàng rau xanh đã bình ổn trở lại.

YBĐT – Sau tết Nguyên đán, thị trường hàng hóa đã hoạt động trở lại, các chợ trên địa bàn từ thành phố tới nông thôn hoạt động bình thường nhưng việc mua bán vẫn chưa nhộn nhịp như những ngày thường trong năm bởi dư vị của những ngày tết vẫn còn và đặc biệt, nhiều người dân sau những tiêu pha đáng kể trong dịp tết dường như thực hiện “chính sách” thắt chặt hầu bao.

Giá thịt lợn có thể sẽ tăng cao và kéo dài. (Ảnh: T.P

YBĐT - Năm 2008, là một năm vô cùng khó khăn cho người chăn nuôi lợn ở Yên Bái. Với những người nuôi lợn dựa vào nguồn thức ăn chăn nuôi từ nguồn nông sản tự sản xuất thì đợt rét đậm rét hại đầu năm đã khiến cho việc trồng các loại rau màu như: ngô, khoai lang, các loại rau xanh rất khó trồng. Người nuôi lợn bằng thức ăn công nghiệp lại gặp thời điểm giữa năm, giá thức ăn tăng lên rất cao nhưng giá lợn hơi lại rất rẻ.

Sáng 4/2, tàu PVT-Athena Saigon đã vận chuyển an toàn 80.000 tấn dầu thô từ mỏ Bạch Hổ về cập cảng phao rót dầu không bến SPM ở vịnh Việt Thanh thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

YBĐT - Đã qua gần nửa năm sau trận lũ lụt do cơn bão số 4 tràn qua vùng đất này, Những dấu tích thiệt hại đã mờ dần theo thời gian. Người dân xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vừa đón một cái tết khá tươm tất nhờ sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục