Khát vọng Trấn Yên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/2/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngày đầu xuân, chúng tôi về huyện Trấn Yên (Yên Bái), dẫu cho những vết tích của trận lũ lụt gây nhiều mất mát vẫn còn đâu đó trong các bản làng, nhưng có một điều dễ nhận ra, nơi đây đang tạo ra một bước chuyển rõ nét trong phát triển kinh tế-xã hội, đủ sức cùng hội nhập.

Cấy lúa chất lượng cao làm hàng hóa đã phát huy hiệu quả tốt.
Cấy lúa chất lượng cao làm hàng hóa đã phát huy hiệu quả tốt.

Từ dọc hai dải đất ven sông, bà con nông dân tấp nập ra đồng gieo cấy lúa xuân, xa xa màu xanh của ngô, dâu tằm, rừng măng tre bát độ trải dài mãi. Người nông dân vẫn lam lũ nơi ruộng đồng, nhưng trên khuôn mặt rạng ngời niềm tin chào đón xuân về.
      
Chưa bao giờ người dân Trấn Yên lại phải gánh chịu nhiều khó khăn như năm 2008! Đầu năm rét đậm, rét hại làm hàng trăm ha lúa, mạ, trâu bò bị chết, giữa năm lại gánh chịu trận lũ lịch sử trên sông Hồng. Nhiều đoạn đê bao bị vỡ, hàng chục km kênh mương và nhiều công trình thuỷ lợi bị phá hỏng; trên 16 ngàn con gia súc, gia cầm bị chết và cuốn trôi; trên 1.100 ha lúa và hoa màu bị ngập úng, mất trắng; hàng trăm ngôi nhà và nhiều làng bản chìm trong nước, nhiều gia đình bị cuốn trôi hết thảy… Bên cạnh đó, Trấn Yên cũng bị tác động mạnh của khủng hoảng tài chính, giá cả tăng cao, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, đầu ra lại khó khăn, Đảng bộ, chính quyền lao đao, khốn khó. Khó khăn chồng chất khó khăn, Trấn Yên đã phải “căng mình” khắc phục hậu quả bão lũ, nỗ lực kiểm soát thị trường và kiềm chế lạm phát.

Kết thúc năm 2008, Trấn Yên vẫn thu được những kết quả khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,1%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét. Đặc biệt là đã tạo ra một số hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng trên thị trường, giá trị kinh tế cao. Người dân đã có tư duy mới-sản xuất gắn với thị trường, lấy giá trị kinh tế làm thước đo trên mỗi ha canh tác. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ phát triển không ngừng, các làng nghề truyền thống được củng cố, khôi phục, tạo việc làm xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn. Rõ nét nhất là việc thực hiện có hiệu quả 9 nghị quyết chuyên đề của đại hội Đảng bộ huyện khoá XIX nhiệm kỳ 2005-2010. Hiệu quả nhất, rõ nét nhất là: Chương trình che măng bát độ; chương trình lúa chất lượng cao; chương trình cải tạo chè bằng giống chất lượng cao và chương trình dâu tằm. Cụ thể hoá các chương trình, trong sản xuất lúa, đưa lúa chất lượng cao vào sản xuất chiếm 30% tổng diện tích gieo cấy.

Trong buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp đầu xuân Kỷ Sửu, với tinh thần thẳng thắn, cởi mở Bí thư Huyện ủy Nguyễn Tiến Dũng nói: Chưa bao giờ Trấn Yên gặp nhiều khó khăn, biến cố như năm 2008, nhiều lúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện tưởng như không đứng vững được! Song, với sự giúp đỡ của của tỉnh, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, cùng với sự nỗ lực của toàn huyện, về cơ bản các chỉ tiêu về kinh tế-xã hội vẫn hoàn thành.

Có một điều dễ nhận ra là cũng năm qua dẫu khó khăn , nhưng Trấn Yên vẫn kiên trì thực hiện mục tiêu “6 cây, 6 sản phẩm, 3 con và 3 trung tâm” (6 cây là cây lúa, cây chè, cây tre măng bát độ, cây rừng, cây dâu tằm và cây ngô;6 sản phẩm đi theo 6 loại cây; 3 con là, con bò, con lợn và con cá; 3 trung tâm là Báo Đáp, Hưng Khánh và Cổ Phúc). Thực tế chứng minh đó là hướng đi đúng, Trấn Yên đã đạt được những thành tựu bước đầu. Rõ nét nhất là việc hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao làm hàng hoá rộng gần 1 ngàn ha. Cùng với việc đưa lúa chất lượng cao vào gieo cấy, bà con còn chú trọng đầu tư nâng cao năng suất, đưa tổng sản lượng thóc đạt gần 30 ngàn tấn, an ninh lương thực đảm bảo. Măng tre bát độ cũng là một điển hình, trong năm sản lượng măng đạt 10 ngàn tấn, giá trị trên 12 tỷ đồng. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển, nhất là chăn nuôi bò bán công nghiệp, tổng đàn đạt trên 636 ngàn con.

Quan trọng hơn, huyện đã cơ bản định hình và xác định hướng phát triển 3 vùng trung tâm (Cổ Phúc, Báo Đáp, Hưng Khánh). Kinh tế vùng tạo đà cho sản xuất chuyên canh gắn với hàng hoá. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có bước đột phá, mới nhất là công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng, chế biến sắn, tinh dầu quế và sản xuất vật liệu xây dựng. Nếu như những năm trước sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đóng góp vào nền kinh tế huyện chưa đạt vài phần trăm, thì nay giá trị sản lượng đã đã đạt 83 tỷ đồng tăng gấp đôi so cùng kỳ. Trấn Yên giờ đây được ví như thủ phủ của sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng, toàn huyện có gần 100 cơ sở chế biến gỗ, 50 cơ sở chế biến tinh dầu quế và gần nghìn hộ kinh doanh cá thể. Sản phẩm gỗ rừng trồng qua chế biến đã nâng cao giá trị kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn nông dân lúc nông nhàn. Sản xuất chế biến chè đạt và vượt kế hoạch giao, hàng trăm ha chè chất lượng cao được trồng thay thế diện tích chè già cỗi.
     
Năm mới đến với không ít khó khăn, thách thức, nhưng với bản lĩnh kiên cường và liên tục sáng tạo, Trấn Yên phấn đấu thực hiện và kiên định với mục tiêu “6 cây, 6 sản phẩm, 3 cây, 3 con và 100 kỹ sư”. Mặc dù những định hướng, mục tiêu ấy đã và đang phát huy hiệu quả nhưng nhìn trên tổng thể thì nền kinh tế Trấn Yên vẫn còn nhiều việc phải làm. Đời sống nhân dân, nhất là vùng cao, vùng đồng bào dân tộc vẫn còn gặp khó khăn. Mặc dù trong năm qua có sự “trỗi dậy” của công nghiệp địa phương, nhưng Trấn Yên vẫn phải xác định và lấy sản xuất nông-lâm nghiệp là trọng tâm. Phát triển kinh tế luôn song hành cùng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Muốn làm được điều đó phải tập trung vào phát triển và mở rộng diện tích lúa, gạo hàng hoá nâng cao giá trị trên mỗi ha đất canh tác.

Kinh tế đồi rừng là một thế mạnh nhưng cần phải có những cơ chế, chính sách phù hợp thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tiêu thụ sản phẩm cho nâng dân và nâng cao giá trị, giải quyết việc làm. Trong phát triển chăn nuôi ngoài việc tận dụng đồng cỏ và nguồn thức ăn vốn có cũng cần phát triển và mở rộng diện tích trồng cỏ để làm nguồn thức ăn hàng ngày và dự trữửtong mùa đông giá rét. Hình thành những nông trang chăn nuôi tạo khối lượng hàng hoá lớn thúc đẩy cho phát triển. Cây chè tiếp tục cải tạo giống chè già cỗi, giống cũ bằng giống chất lượng cao gắn với chế biến chè tinh xuất khẩu và bán nội tiêu…
      
Giải quyết tốt những vấn đề trên kinh tế-xã hội Trấn Yên chắc chắn sẽ phát triển và đi lên.


Thanh Phúc

Các tin khác
Rừng thông phòng hộ kinh tế ở Trạm Tấu. (Ảnh: Thanh Thủy)

YBĐT - Nhắc đến Trạm Tấu (Yên Bái) là nói đến những cánh rừng thông xanh ngút tầm mắt hay là những cánh rừng tự nhiên kỳ vĩ với đặc sản quả sơn tra... Rừng đã mang về cho đồng bào cơm áo và nhiều những lợi ích thiết thực khác về môi trường. Vì thế, ở miền sơn cước này, giờ đây việc tham gia bảo vệ rừng đã được đông đảo người dân nhiệt tình hưởng ứng.

Chiều 5-2, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư hướng dẫn thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710. Theo đó, kể từ ngày 10-2, các mặt hàng xăng nhập khẩu sẽ đồng loạt áp dụng thuế suất mới 25%, thay cho mức 35% hiện hành.

Nông dân vùng cao Mù Cang Chải đã biết đưa giống lúa lai vào gieo cấy tạo năng suất cao.

YBĐT - Sản xuất nông-lâm nghiệp Yên Bái trong vài năm trở lại đây đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, lúa, ngô, khoai, sắn liên tục được mùa, chăn nuôi, thuỷ sản đã tạo ra khối lượng hàng hoá. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt bình quân trên 5%, cơ cấu cây trồng chuyển dịch đúng hướng, đời sống của hàng chục vạn hộ nông dân đã bớt phần khốn khó, nông nghiệp nông thôn có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên bên cạnh đó sản xuất nông-lâm nghiệp vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục và tháo gỡ!

Giá các mặt hàng rau xanh đã bình ổn trở lại.

YBĐT – Sau tết Nguyên đán, thị trường hàng hóa đã hoạt động trở lại, các chợ trên địa bàn từ thành phố tới nông thôn hoạt động bình thường nhưng việc mua bán vẫn chưa nhộn nhịp như những ngày thường trong năm bởi dư vị của những ngày tết vẫn còn và đặc biệt, nhiều người dân sau những tiêu pha đáng kể trong dịp tết dường như thực hiện “chính sách” thắt chặt hầu bao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục