Thuế nhập khẩu giấy tăng mạnh, báo in lại lao đao

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/2/2009 | 12:00:00 AM

Ngày 10/2, Bộ Tài chính đã quyết định tăng mạnh thuế nhập khẩu giấy nhằm bảo vệ ngành sản xuất giấy trong nước khi giấy nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, lượng giấy tồn lên trên 150.000 tấn. Tuy nhiên, quyết định này có thể gây khó khăn rất lớn cho lĩnh vực báo in, xuất bản.

Báo in sẽ chịu áp lực lớn khi giá giấy tăng.
Báo in sẽ chịu áp lực lớn khi giá giấy tăng.

Theo Thông tư số 28 /2009/TT-BTC do Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký ban hành ngày 10/2 và áp dụng cho các tờ khai hải quan kể từ ngày 16/2/2009, thuế suất thuế nhập khẩu giấy in báo dạng cuộn hoặc tờ (nhóm 4801) tăng từ 20% lên 29%,

Giấy và cáctông không tráng (nhóm 4802), loại dùng để in, viết hoặc dùng cho các mục đích đồ bản khác, giấy làm thẻ và giấy băng không đục lỗ, dạng cuộn hoặc tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông), kích thước bất kỳ (trừ giấy in báo hoặc giấy vệ sinh, giấy khăn ăn); giấy và cáctông sản xuất thủ công hoặc dùng để trang trí tăng từ 25% lên 29%.

Các loại giấy khác trong nhóm này như giấy và cáctông sử dụng làm nền cho giấy và cáctông nhạy sáng, nhạy nhiệt hoặc nhạy điện, giấy làm nền sản xuất giấy carbon, sản xuất giấy nhôm... vẫn giữ nguyên thuế suất 5%.

Thông tư được ban hành trên cơ sở đề xuất của Hiệp hội Giấy Việt Nam. Hiệp hội cho biết từ cuối tháng 8/2008 đến nay, do ảnh hưởng của chính sách giảm thuế nhập khẩu trong khu vực AFTA và WTO (có hiệu lực từ tháng 9/2008) khiến lượng giấy nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam, ngành sản xuất giấy trong nước trở nên hết sức khó khăn, lượng giấy tồn kho toàn ngành đã lên tới khoảng 150.000 tấn, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, đóng cửa tạm thời... Vì thế, việc tăng thuế nhằm tránh nguy cơ sụp đổ một ngành sản xuất trong nước và đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên.

Cũng theo Hiệp hội giấy Việt Nam, đối với ngành in ấn và xuất bản, từ cuối năm 2008 đến nay, tuy giá giấy và các loại nguyên liệu đầu vào giảm mạnh so với tháng 7, 8 nhưng giá bán các loại sách, báo và các loại ấn phẩm sau khi đã tăng thêm 20 - 50% so với trước, đến nay vẫn không hề giảm giá bán nên họ cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Được biết, cùng với đề xuất tăng thuế nhập khẩu giấy thông thường, Hiệp hội còn đề nghị điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu giấy in viết, giấy in báo trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN giai đoạn 2008-2013 với mức tăng từ 3% lên 5% với giấy in báo và từ 0% lên 5% với giấy in viết. Theo đại diện Bộ Tài chính, Bộ này sẽ đàm phán với các bên liên quan trong CEPT để trở lại mức cam kết thuế suất thuế nhập khẩu đối với giấy như đề xuất của Hiệp hội Giấy Việt Nam.

Lĩnh vực in báo, xuất bản sách lại gặp khó khăn

Theo ý kiến của nhiều người làm trong lĩnh vực in báo, quyết định tăng thuế nhập khẩu nhằm tiêu thụ lượng hàng tồn trong nước không hợp lý bởi giá giấy thế giới giảm nhưng giá trong nước không giảm (chủ yếu do giá thành sản xuất cao, chi phí sản xuất lớn, công nghệ lạc hậu), khiến lượng hàng tồn gia tăng. Bên cạnh đó quyết định số 71/2008/QĐ-BTC ngày 1/9/2008 giảm thuế nhập khẩu giấy từ 32% xuống 20% cũng trên cơ sở kiến nghị của Hiệp hội, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong nước tăng cường đầu tư sản xuất giấy in và giấy in báo bằng công nghệ cao; nhưng tới nay mục đích đã nhanh chóng thay đổi.

Ông Nguyễn Quỳnh Thắng, Giám đốc nhà in báo Nhân dân tại Hà Nội cho biết giá giấy chiếm tới 65% giá thành của tờ báo nên thuế nhập khẩu tăng sẽ đẩy giá giấy tăng, gây sức ép tăng giá đối với báo in. Cụ thể trong 6 tháng cuối năm 2008 khi giá giấy tăng cao kéo theo tình trạng giá báo cũng phải lên thì sản lượng các báo được in tại Nhà in Báo Nhân dân giảm khoảng 9%, nhiều tờ báo lao đao vì giá giấy tăng.

Còn theo ông Nguyễn Văn Tâm, Phó chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam, việc tăng thuế nhập khẩu vào thời điểm này sẽ gây khó khăn rất lớn cho các nhà máy in - nơi tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn giấy mỗi năm. Năm 2008 vừa qua, giá giấy nhiều lần tăng chóng mặt khiến các nhà in trúng thầu in sách giáo khoa  không chịu đựng nổi, nhiều đơn vị bỏ cuộc. Giá giấy tăng khiến chi phí in sách giáo khoa, sách giáo dục nói chung lên hàng trăm tỷ đồng, chưa kể chi phí in báo, văn hoá phẩm tăng vọt khiến người dân giảm cơ hội tiếp cận với báo, sách giáo khoa giá rẻ...

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Sản xuất lúa gạo hàng hóa - hướng đi đầy triển vọng ở Khánh Thiện.

YBĐT - Là xã vùng cao còn gặp không ít khó khăn nhưng trong vài năm trở lại đây xã Khánh Thiện (Lục Yên - Yên Bái) phát huy nội lực, khắc phục khó khăn phát triển kinh tế hiệu quả. Số hộ giầu ngày một nhiều, hộ đói nghèo giảm trông thấy, cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm) được xây dựng khang trang. Quan trọng hơn là đã làm thay đổi cách nghĩ cách làm từ manh mún lạc hậu, tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá lớn.

Thời gian tới, lĩnh vực được ưu tiên đầu tư là cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường.

Nông dân phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ tập trung cấy lúa xuân.

YBĐT - Mồng 2 tết Kỷ Sửu 2008, tiết xuân tràn ngập phố phường nhưng nông dân Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã xuống đồng bắt tay vào vụ mới. Mồng 10 tết đồng đất Nghĩa Lộ gần như khoác trên mình tấm áo mới. Mầu của ngô, khoai, đậu, đỗ vụ đông đang nhường chỗ cho mầu của lúa đang độ hồi xanh.

Bộ NN&PTNT vừa có tờ trình Chính phủ về đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu sẽ chấm dứt thiếu đói lương thực vào năm 2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục